Haccp Certification có bắt buộc không? Ở nhiều nước trên thế giới, hệ thống HACCP được coi là một điều kiện bắt buộc dành cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt, Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo doanh nghiệp/ tổ chức thực phẩm nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP.  Tại Việt Nam, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP hoàn toàn tương đương với TCVN 5603:2008.

HACCP Certification là gì? Tầm quan trọng của Chứng nhận HACCP
HACCP Certification là gì? Tầm quan trọng của Chứng nhận HACCP

 HACCP Certificaton là gì?

HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System, được hiểu là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Tiêu chuẩn HACCP là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng trong an toàn thực phẩm. Dựa trên việc phân tích và kiểm soát các mối nguy, tới hạn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm của doanh nghiệp.

 HACCP Certificaton là gì?
HACCP Certificaton là gì?

Lịch sử hình thành của HACCP Certification

Lịch sử hình thành của HACCP Certification
Lịch sử hình thành của HACCP Certification

Tiêu chuẩn chất lượng HACCP là một tiêu chuẩn có nguồn gốc phát triển rất lâu đời. Tiêu chuẩn này xuất hiện lần đầu tiên từ những năm thuộc thập niên 60. Nó được giới thiệu cùng với chương trình vũ trụ của NASA (Mỹ) với mục đích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cũng như hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm của các phi hành gia khi phóng tàu vũ trụ Columbia lên không trung.

Tới năm 1971, tiêu chuẩn HACCP dần được áp dụng phổ biến hơn trong ngành thực phẩm của Mỹ. Sau đó, HACCP nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong đó bao gồm cả Việt Nam.

Tiêu Chuẩn Vàng để kiểm soát an toàn thực phẩm Từ A-Z với HACCP Certification

Tiêu Chuẩn Vàng để kiểm soát an toàn thực phẩm Từ A-Z với HACCP Certification
Tiêu Chuẩn Vàng để kiểm soát an toàn thực phẩm Từ A-Z với HACCP Certification

Các nguyên tắc được quy định trong bộ tiêu chuẩn HACCP có thể ứng dụng một cách hiệu quả từ nông trại tới bàn ăn. Ví dụ với một cơ sở sản xuất xúc xích tiệt trùng, để kiểm soát được các mối nguy gây nhiễm bẩn, nhiễm độc thực phẩm, cơ sở đó sẽ cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Tại nông trường, cần kiểm soát thức ăn chăn nuôi và nguồn nước sử dụng cho vật nuôi.
  • Cần phải đảm bảo sức khỏe vật nuôi và duy trì hệ thống vệ sinh tại nông trường.
  • Khâu chế biến phải có quy trình rõ ràng từ mổ thịt, xay thô, xay nhuyễn đến tiệt trùng.
  • Thịt cần được bảo đảm không nhiễm bẩn từ sơ chế đến khi thành phẩm là xúc xích tươi ngon.
  • Xúc xích cần bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh sáng trực tiếp và các hóa chất độc hại.
  • Khu vực bảo quản phải riêng biệt, đảm bảo không để lẫn với hóa chất nguy hiểm.
  • Trong vận chuyển, cần kiểm soát tại địa điểm chuyên chở, kho lưu trữ và phân phối.
  • Tại điểm bán, cần có hệ thống vệ sinh và bảo quản phù hợp với đặc tính sản phẩm.
  • Khâu tiêu thụ yêu cầu chỉ dẫn cách sử dụng, chế biến và bảo quản in trên bao bì.
  • Hướng dẫn sử dụng giúp đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Những thuật ngữ quan trọng trong tiêu chuẩn HACCP

Những thuật ngữ quan trọng trong tiêu chuẩn HACCP
Những thuật ngữ quan trọng trong tiêu chuẩn HACCP

 

HACCP (Hazard analysis and critical control point)

Một hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát những mối nguy có tác động tới sự an toàn của thực phẩm

Kế hoạch HACCP

Kế hoạch HACCP là tài liệu được xây dựng phù hợp với những nguyên tắc HACCP nhằm đảm bảo những mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm được kiểm soát. Kế hoạch này được nhóm có trách nhiệm HACCP xây dựng

Chương trình tiên quyết (PRPs)

Những hoạt động và điều kiện cần thiết để duy trì vệ sinh của môi trường xuyên suốt chuỗi thực phẩm

GMP (Good Manufacture Practices)

Thực hành sản xuất tốt (hay những quy phạm sản xuất)

SSOP (Standard Sanitation Operation Program)

Các quy trình vận hành vệ sinh tiêu chuẩn

CP (Control Point)

Điểm kiểm soát

CCP (Critical Control Point)

Điểm kiểm soát tới hạn

CL (Critical Limit)

Giới hạn tới hạn là ranh giới giữa việc chấp nhận và việc không chấp nhận được

Mối nguy (Hazard)

Một tác nhân vật lý, sinh học hoặc hóa học trong thực phẩm hoặc gây ra bởi thực phẩm, có tác động xấu tới sức khỏe con người

Thực phẩm

Những thứ con người tiêu thụ để duy trì sự sống và cung cấp dinh dưỡng

Giám sát đối với HACCP Certification

Việc tiến hành một chuỗi các hành động đã được lên kế hoạch trước đó. Bao gồm việc quan sát, đo lường nhằm xác định thực trạng của của những điểm kiểm soát đang vận hành

Xác định giá trị sử dụng trong HACCP Certification

Việc thu thập những bằng chứng chứng minh những kiểm soát đo lường được thực sự có hiệu quả

Thẩm tra

Việc xác nhận và thông qua những chứng cứ khách quan chứng minh được những yêu cầu của hệ thống đã được đáp ứng

Lợi ích khi áp dụng HACCP Certification

Lợi ích khi áp dụng HACCP Certification
Lợi ích khi áp dụng HACCP Certification

Áp dụng HACCP sẽ mang lại những lợi ích thương mại có giá trị cao:

Lợi ích với doanh nghiệp: nâng cao uy tín chất lượng thực phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu. Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng. Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu.

Lợi ích với ngành công nghiệp: tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị; giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.

Lợi ích đối với người tiêu dùng: giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm; cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế – xã hội.

ICERT GLOBAL đơn vị hỗ trợ chứng nhận HACCP Certification

ICERT GLOBAL là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đạt chứng nhận HACCP Certification. Là một trong những tổ chức chứng nhận uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, cung cấp dịch vụ hỗ trợ Chứng nhận HACCP theo phiên bản mới nhất cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, lâu năm trong ngành nghề liên quan. ICERT GLOBAL cam kết không phát sinh chi phí, công khai minh bạch và là đối tác đáng tin cậy, giúp tăng giá trị cho doanh nghiệp.

Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Đường dây nóng:  0988 296 170

Email:  sales@icert.vn