Nôi Dung Chính
Chứng nhận C-TPAT là một tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng yêu cầu của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP). Việc đạt chứng nhận này không chỉ củng cố uy tín, mà còn giúp đơn giản hóa quy trình thông quan và mở rộng thị trường.
Tìm hiểu về C-TPAT
C-TPAT là gì?
C-TPAT (Customs-Trade Partnership Against Terrorism – Quan hệ đối tác thương mại hải quan chống khủng bố) là chương trình hợp tác an ninh giữa Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng quốc tế.
Chương trình này giúp CBP (Custome Border Protection – Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ) phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp để tăng cường an ninh cho chuỗi cung ứng quốc tế và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ. Mục tiêu của C-TPAT là nâng cao an ninh biên giới và ngăn chặn các mối đe dọa như khủng bố và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa.
Lịch sử hình thành của C-TPAT
Chương trình C-TPAT được hình thành sau sự kiện ngày 11/09/2001, khi các cuộc tấn công khủng bố làm nổi bật nhu cầu cấp thiết về tăng cường an ninh chuỗi cung ứng quốc tế. Được CBP khởi xướng, C-TPAT ra đời vào tháng 11/2001 với mục tiêu bảo vệ các đường biên giới quốc gia khỏi những mối đe dọa khủng bố và đảm bảo an toàn vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới.
Ban đầu, chương trình chỉ thu hút một số ít các doanh nghiệp tham gia, chủ yếu là các nhà nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, C-TPAT đã mở rộng nhờ vào lợi ích thiết thực trong việc giảm thiểu rủi ro và thời gian xử lý hàng hóa tại biên giới. Trong đó bao gồm nhiều thành phần trong chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất, hãng vận tải, đến các công ty logistics.
Qua nhiều năm, C-TPAT đã trở thành một phần quan trọng của chiến lược an ninh quốc gia. Góp phần tăng cường hợp tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho cả các hoạt động thương mại và biên giới Hoa Kỳ.
Cách thức hoạt động của C-TPAT
Khi tham gia CTPAT, các doanh nghiệp ký thỏa thuận hợp tác với CBP để bảo vệ chuỗi cung ứng, xác định điểm yếu và áp dụng các biện pháp an ninh cụ thể. Ứng viên cần xử lý các chủ đề bảo mật khác nhau và cung cấp hồ sơ an ninh, nêu rõ các kế hoạch hành động để điều chỉnh bảo mật cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Thành viên CTPAT được coi là ít rủi ro, do đó khả năng bị kiểm tra tại cảng nhập cảnh Hoa Kỳ giảm đáng kể.
Những đối tượng nào cần chứng nhận C-TPAT?
Chương trình C-TPAT áp dụng cho nhiều đối tượng trong chuỗi cung ứng và các hoạt động thương mại, bao gồm:
- Các nhà cung cấp linh kiện và vật liệu thô
- Nhà sản xuất
- Nhà cung cấp sản phẩm
- Nhà thầu
- Các đơn vị vận chuyển
- Các đơn vị vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, hoặc đường hàng không)
- Nhà nhập khẩu
- Nhà môi giới hải quan có giấy phép hoạt động
- Các đơn vị gom hàng
Lợi ích của việc sở hữu chứng nhận C-TPAT là gì?
Các đối tác C-TPAT nhận được nhiều lợi ích, bao gồm việc hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Hoa Kỳ trong nỗ lực chống khủng bố. Điều này giúp các đối tác xác định và khắc phục các lỗ hổng bảo mật, giảm thiểu rủi ro. Lợi ích cụ thể gồm:
- Giảm tần suất kiểm tra của CBP.
- Kiểm tra ưu tiên và giảm thiểu các kỳ thi phân tầng.
- Thời gian chờ tại biên giới được rút ngắn
- Chuyên gia An ninh Chuỗi Cung ứng được chỉ định cho doanh nghiệp.
- Tiếp cận làn đường thương mại FAST tại biên giới.
- Truy cập hệ thống Cổng thông tin CTPAT và tài liệu đào tạo trực tuyến.
- Nhận diện là đối tác tin cậy từ cơ quan hải quan các nước có công nhận lẫn nhau.
- Đủ điều kiện tham gia các chương trình thí điểm khác của chính phủ, như chương trình Chuỗi cung ứng an toàn của FDA.
- Ưu tiên khôi phục hoạt động sau thảm họa hoặc tấn công khủng bố.
- Nhà nhập khẩu có thể tham gia Chương trình tự đánh giá nhà nhập khẩu (ISA).
- Ưu tiên xem xét tại các Trung tâm Xuất sắc và Chuyên môn ngành của CBP.
Quy trình cấp chứng nhận C-TPAT
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tiến hành và lập đầy đủ hồ sơ đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn
Bước 2: Nộp đơn đăng ký chứng nhận C-TPAT
Nộp đơn tham gia và thực hiện đăng ký qua Cổng thông tin C-TPAT. Doanh nghiệp sẽ tạo tài khoản và cung cấp thông tin cơ bản về hoạt động của mình.
Bước 3: Kiểm tra và thẩm định
CBP (Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ) sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra để xác minh tính chính xác của hồ sơ. Sau đó các biện pháp bảo mật sẽ được triển khai đúng cách.
Bước 4: Cấp chứng nhận
CBP sẽ có thời gian tối đa 90 ngày để xem xét đơn đăng ký tham gia chương trình C-TPAT của doanh nghiệp. Nếu được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận chứng nhận có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày được cấp.
Dịch vụ chứng nhận C-TPAT tại ICERT GLOBAL
C-TPAT là một chương trình tự nguyện, mang lại lợi thế lớn cho các nhà xuất nhập khẩu và các công ty trong chuỗi cung ứng quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu này, ICERT GLOBAL cung cấp dịch vụ đào tạo và hỗ trợ chứng nhận C-TPAT chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục nhanh chóng, hiệu quả.
Dịch vụ của ICERT GLOBAL bao gồm:
- Đánh giá tiêu chí bảo mật tối thiểu C-TPAT và xác định tính đủ điều kiện tham gia chương trình.
- Hỗ trợ doanh nghiệp làm hồ sơ bảo mật chuỗi cung ứng, tối ưu thời gian và hiệu suất.
Tại sao nên lựa chọn ICERT GLOBAL làm đơn vị chứng nhận C-TPAT?
Kinh nghiệm dày dặn và uy tín
Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt các chứng nhận, đặc biệt là C-TPAT.
Đội ngũ chuyên gia uy tín
Sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về các tiêu chuẩn C-TPAT.
Hỗ trợ toàn diện và liên tục
Hỗ trợ doanh nghiệp từ bước đánh giá, xây dựng hồ sơ đến hoàn thành quy trình chứng nhận. Đặc biệt, cam kết hỗ trợ cho các đợt kiểm tra định kỳ.
Giải pháp tối ưu và hiệu quả
Cung cấp dịch vụ tối ưu, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu công sức của doanh nghiệp. Đảm bảo việc đạt chứng nhận diễn ra nhanh chóng với chi phí hợp lý.
Chi phí hợp lý
Cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý, mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp.
Trên đây là thông tin tổng quan về chứng nhận C-TPAT. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thực hiện chứng nhận hiệu quả. ICERT GLOBAL cam kết mang đến quy trình chứng nhận nhanh chóng và chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì an ninh chuỗi cung ứng.
» Xem thêm một số chứng nhận khác:
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL
Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0988 296 170
Email: sales@icert.vn