Nôi Dung Chính
Cơ chế CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon) là gì? Tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU? Đây là một chính sách của Liên minh Châu Âu (EU). Nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ngăn chặn hiện tượng “rò rỉ carbon”. Khi các doanh nghiệp chuyển sản xuất sang các quốc gia có quy định lỏng lẻo. Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế này, các doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo phát thải khí nhà kính chính xác và đầy đủ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về cách lập báo cáo cơ chế CBAM. Và những lưu ý quan trọng để tuân thủ quy định mới này.
Cơ chế CBAM là gì?
Cơ chế điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) là một chính sách quan trọng của Liên minh Châu Âu (EU). Nhằm hạn chế hiện tượng “rò rỉ carbon”. Và thúc đẩy các quốc gia ngoài EU thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính. CBAM áp dụng thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào EU. Dựa trên mức phát thải trong quy trình sản xuất tại các quốc gia xuất khẩu.
Mục tiêu của cơ chế CBAM
- Ngăn ngừa “rò rỉ carbon”: Hiện tượng này xảy ra khi các công ty chuyển sản xuất sang quốc gia có quy định về phát thải lỏng lẻo nhằm tránh thuế carbon tại EU.
- Khuyến khích giảm phát thải toàn cầu: CBAM tạo áp lực để các quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào EU. Thực hiện các biện pháp giảm phát thải, nếu không sẽ phải chịu thuế carbon.
- Bảo vệ ngành công nghiệp EU: Cơ chế này giúp các doanh nghiệp châu Âu không bị thiệt thòi so với đối thủ quốc tế. Khi họ phải chịu phí carbon từ Hệ thống Mua bán Phát thải (ETS).
Đối tượng áp dụng
CBAM được áp dụng cho sáu nhóm mặt hàng có lượng phát thải cao, bao gồm:
- Xi măng
- Sắt, thép
- Nhôm
- Phân bón
- Điện
- Hydro
Các nhà sản xuất từ quốc gia xuất khẩu vào EU cần báo cáo lượng khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất và chịu mức thuế carbon tương ứng.
Cơ chế hoạt động của CBAM
CBAM áp đặt một mức thuế carbon lên hàng hóa nhập khẩu vào EU. Dựa trên lượng khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất tại quốc gia xuất khẩu. Để thực hiện quy trình này, các nhà nhập khẩu phải đăng ký với cơ quan quản lý quốc gia và mua chứng chỉ CBAM. Giá chứng chỉ này được điều chỉnh theo mức tín chỉ phát thải hàng tuần của EU ETS. Các nhà nhập khẩu phải khai báo lượng phát thải và nộp chứng chỉ tương ứng vào cuối mỗi năm. Nếu họ có chứng minh rằng thuế carbon đã được thanh toán tại quốc gia sản xuất. Thì mức phát thải đó có thể được khấu trừ.
EU phân loại hàng hóa thành hai nhóm: hàng hóa đơn giản và hàng hóa phức tạp. Đối với hàng hóa phức tạp, cần tính đến phát thải từ nguyên liệu đầu vào. Do đó, doanh nghiệp cần báo cáo chi tiết về phát thải từ mọi yếu tố trong chuỗi cung ứng.
Lộ trình thực hiện và các yêu cầu quan trọng
Giai đoạn chuyển tiếp (2023 – 2025)
Từ ngày 1/10/2023 đến cuối năm 2025. Các nhà nhập khẩu vào EU cần báo cáo các mặt hàng chịu ảnh hưởng của CBAM mà chưa thực hiện điều chỉnh tài chính. Giai đoạn này tập trung vào các ngành có nguy cơ cao về “rò rỉ carbon” như xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và hydro – những ngành chiếm tới 94% phát thải công nghiệp của EU. Đến năm 2025, CBAM có thể được mở rộng sang nhiều sản phẩm và dịch vụ khác. Bao gồm cả phát thải gián tiếp và các chuỗi giá trị liên quan.
Giai đoạn vận hành (2026 – 2034)
Từ năm 2026, CBAM bắt đầu yêu cầu các nhà nhập khẩu mua chứng chỉ CBAM. Trước ngày 31/5 hàng năm, họ phải báo cáo lượng hàng hóa nhập khẩu. Và lượng phát thải trong năm trước và nộp chứng chỉ tương ứng. EU sẽ dần dỡ bỏ các hạn ngạch phát thải miễn phí. Yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng.
Giai đoạn vận hành toàn bộ (2034 trở đi)
Sau năm 2034, CBAM sẽ được triển khai hoàn toàn và các doanh nghiệp phải nộp 100% phí CBAM.
Tác động của CBAM đến xuất khẩu của Việt Nam
CBAM hiện ảnh hưởng chủ yếu đến bốn ngành của Việt Nam: sắt thép, xi măng, phân bón và nhôm. Mặc dù đây không phải là các ngành xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU, nhưng CBAM có thể làm tăng chi phí hàng hóa, giảm tính cạnh tranh và ảnh hưởng đến nhu cầu tại thị trường EU. Dự đoán, ngành thép có thể giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu, sản lượng giảm 0,8%, trong khi ngành nhôm có thể giảm hơn 4% giá trị xuất khẩu, sản lượng giảm 0,4%, và các ngành xi măng, phân bón có thể chịu tác động ít hơn.
Tương lai, CBAM có thể được mở rộng để bao gồm phát thải gián tiếp và các ngành khác, bao gồm cả những sản phẩm sử dụng nhiều carbon. EU cũng đã xem xét bổ sung 63 ngành có rủi ro rò rỉ carbon cao trong giai đoạn 2021 – 2030, như năng lượng, khoáng sản, sản xuất thực phẩm, dệt may, hóa chất và xây dựng. Sau khi CBAM được áp dụng, các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản cũng có thể thiết lập các cơ chế tương tự để giảm phát thải khí nhà kính.
Giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu
- Theo dõi và chuẩn bị kế hoạch: Doanh nghiệp cần theo dõi sát tiến trình CBAM và chuẩn bị kế hoạch ứng phó để giảm thiểu tác động.
- Nghiên cứu yêu cầu báo cáo phát thải: Xây dựng quy trình và hệ thống tính toán phát thải để chuẩn bị báo cáo CBAM.
- Đánh giá tác động tài chính: Đánh giá tác động tài chính của CBAM, bao gồm tác động đến chiến lược quảng bá và tiếp thị.
- Tận dụng cơ hội từ sản phẩm “xanh”: Thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có lượng phát thải carbon thấp để tận dụng lợi thế cạnh tranh.
- Khử carbon và “xanh hóa” quy trình: Áp dụng các biện pháp giảm phát thải trong sản xuất.
ICERT GLOBAL cung cấp dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính và lập báo cáo phát thải đạt chuẩn ISO 14064-1, hỗ trợ doanh nghiệp:
- Tư vấn và lập báo cáo phát thải khí nhà kính và báo cáo CBAM.
- Hướng dẫn quy trình thu thập và báo cáo dữ liệu.
- Đưa ra các giải pháp giảm phát thải phù hợp với từng doanh nghiệp.
ICERT GLOBAL – Đơn vị hỗ trợ lập báo cáo cơ chế CBAM
ICERT GLOBAL là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập báo cáo cơ chế CBAM. Giúp đảm bảo tuân thủ các yêu cầu khắt khe của Liên minh Châu Âu. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Và kiến thức sâu rộng về các quy định về khí thải và môi trường. ICERT GLOBAL hỗ trợ doanh nghiệp từ việc thu thập dữ liệu phát thải. Tính toán lượng khí thải, đến việc lập báo cáo đạt chuẩn, đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Sử dụng dịch vụ của ICERT GLOBAL, doanh nghiệp sẽ có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc tuân thủ CBAM. giảm thiểu rủi ro và tận dụng các cơ hội cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xem thêm một số chứng nhận khác:
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ
CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL
Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Đường dây nóng: 0988 296 170
Email: sales@icert.vn