Nôi Dung Chính
Tình trạng trộm cắp và mất mát hàng hóa giá trị cao ngày càng tăng, khiến yêu cầu vận chuyển trở nên nghiêm ngặt hơn. Nhiều chủ hàng hiện nay yêu cầu doanh nghiệp có chứng nhận TAPA để đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng. Nhưng chứng nhận TAPA là gì? Những tiêu chuẩn nào cần đáp ứng để đạt được chứng chỉ này và lợi ích của chúng đối với doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng ICERT GLOBAL tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về TAPA
TAPA là gì?
TAPA (Transported Asset Protection Association) – Hiệp hội bảo vệ tài sản vận chuyển, là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên ngăn chặn trộm cắp hàng hóa bằng cách nâng cao an ninh chuỗi cung ứng.
TAPA hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải và logistics để thiết lập các tiêu chuẩn an ninh, cung cấp đào tạo và cấp chứng nhận cho nhà vận chuyển đáp ứng tiêu chuẩn TAPA. Điều này giúp giảm rủi ro và bảo vệ tài sản trong quá trình vận chuyển hiệu quả hơn.
Chứng nhận TAPA
Chứng nhận TAPA xác nhận rằng doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu an ninh hàng hóa theo tiêu chuẩn của tổ chức. Mỗi chứng nhận được đăng ký với TAPA, đi kèm số theo dõi, đảm bảo tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc, và sự khách quan trong việc triển khai các biện pháp bảo vệ.
Đối tượng thực hiện TAPA
- Những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa vận chuyển quốc tế
- Những nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, vận chuyển hàng hóa
- Các cơ quan thực thi pháp luật và các bên liên quan khác
Nhiệm vụ, phạm vi của chứng nhận TAPA
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ của TAPA là hỗ trợ thành viên bảo vệ tài sản và giảm thiểu tổn thất hàng hóa thông qua việc phát triển, áp dụng các tiêu chuẩn an ninh toàn cầu.
- Tổ chức tập trung nghiên cứu, áp dụng công nghệ, đào tạo, xây dựng thương hiệu, hợp tác quản lý và dự báo các xu hướng tội phạm. Đồng thời, TAPA chủ động xác định các mối đe dọa an ninh, nâng cao hiệu quả bảo vệ trong chuỗi cung ứng trên nhiều lĩnh vực.
Phạm vi
- TAPA hoạt động trên phạm vi toàn cầu, với các chi nhánh chính tại Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, cùng các văn phòng nhỏ tại Brazil và Nhật Bản.
- Hiệp hội quy tụ hơn 600 thành viên, bao gồm các nhà sản xuất hàng đầu thế giới và các nhà cung cấp dịch vụ vận tải, hậu cần uy tín
Giới thiệu các tiêu chuẩn của chứng nhận TAPA
Hiệp hội bảo vệ tài sản vận chuyển (TAPA) đã thiết lập ba tiêu chuẩn an ninh toàn cầu dành riêng cho ngành vận tải và hậu cần: FSR (Yêu cầu an ninh cơ sở), TSR (Yêu cầu an ninh phương tiện vận tải đường bộ), và TACSS (Tiêu chuẩn an ninh hàng hóa hàng không TAPA). Những tiêu chuẩn này hỗ trợ giảm thiểu rủi ro và tăng cường bảo vệ hàng hóa trong chuỗi cung ứng.
Tiêu chuẩn FSR (Freight Security Requirement)
Tiêu chuẩn FSR có nhiệm vụ bảo vệ các sản phẩm có giá trị cao khỏi nguy cơ trộm cắp, đặc biệt trong các cơ sở như kho hàng và trung tâm phân phối. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc cải thiện các biện pháp an ninh trong môi trường lưu trữ và vận chuyển, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp.
Chứng nhận an ninh vận tải của TAPA không áp dụng toàn diện cho toàn bộ doanh nghiệp, mà chỉ được triển khai tại từng cơ sở cụ thể. Để đạt được chứng nhận TAPA, tất cả các cơ sở của doanh nghiệp cần đạt chứng nhận FSR thông qua một quy trình đánh giá từ các chuyên gia được TAPA phê duyệt.
Tiêu chuẩn này tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Hệ thống bảo mật tổng thể
- Quy trình bảo mật chi tiết
- Đào tạo và nâng cao nhận thức an ninh
- An ninh vùng ngoại vi (vành đai)
- Kiểm soát quyền tiếp cận vào khu vực
- Kiểm soát an ninh tại cảng tàu và kho hàng
Tiêu chuẩn TSR (Trucking Security Requirement)
Tiêu chuẩn TSR tập trung vào việc bảo vệ các sản phẩm vận chuyển bằng đường bộ, đảm bảo an toàn cho người lái xe, phương tiện và hàng hóa. Mục tiêu chính là ngăn chặn các cuộc tấn công tội phạm, tăng cường an ninh trong suốt quá trình vận chuyển và bảo vệ tài sản của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa.
TSR có 3 cấp độ an ninh:
- Cấp độ 1: Áp dụng cho hàng hóa có giá trị cao và rủi ro lớn.
- Cấp độ 2: Cung cấp bảo mật bổ sung cho các khu vực có rủi ro thấp hơn.
- Cấp độ 3: Đặt ra yêu cầu bảo mật cơ bản cho việc vận chuyển hàng hóa.
Hợp đồng với chủ sở hữu các thương hiệu giá trị cao sẽ quy định rõ yêu cầu chứng nhận TAPA nào là cần thiết.
Tiêu chuẩn TSR tập trung vào các yếu tố sau:
- An ninh đối với xe tải
- Hệ thống bảo mật tổng thể
- Bảo vệ Trailer
- Theo dõi và giám sát
- Đào tạo và nâng cao nhận thức
- Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trên đường
- Báo cáo các sự cố xảy ra
Tiêu chuẩn TACSS (TAPA Air Cargo Security Standards)
Tiêu chuẩn TACSS được phát triển nhằm đảm bảo an ninh và an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển bằng đường hàng không, bao gồm quy trình kiểm soát tại sân bay và các cơ sở liên quan. TACSS kết hợp các giải pháp an ninh hàng không, bao gồm các phương pháp kiểm tra tốt nhất và các chương trình phù hợp để đối phó với rủi ro, đặc biệt là những hành vi trộm cắp và nguy cơ sử dụng hàng hóa cho mục đích khủng bố.
TACSS chia thành hai cấp độ:
- Cấp độ 1: Áp dụng cho hàng hóa có giá trị và rủi ro cao.
- Cấp độ 2: Cung cấp bảo mật bổ sung cho khu vực có rủi ro thấp hơn.
Khi ký hợp đồng với chủ sở hữu thương hiệu có giá trị cao, các mức độ chứng nhận TAPA cần được chỉ định rõ ràng.
Lợi ích khi đạt chứng nhận TAPA cho doanh nghiệp
- Chứng nhận TAPA chứng minh doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an ninh cao và tuân thủ pháp lý.
- Tạo cơ hội hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu.
- Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế , nâng cao thương hiệu và khẳng định vị thế.
- Cấp độ an ninh của doanh nghiệp được công nhận rộng rãi trong ngành.
- Giảm rủi ro và tổn thất khi thực hiện các tiêu chuẩn an toàn.
- TAPA giúp ngăn chặn mối đe dọa và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Quy trình chứng nhận TAPA
Bước 1: Thảo luận ban đầu và xác định mục tiêu
Xác định nhu cầu và mục tiêu chứng nhận TAPA của doanh nghiệp. Sau đó nhận báo giá chi tiết phù hợp.
Bước 2: Đánh giá chứng nhận
Đánh giá tất cả các yếu tố an ninh theo danh sách kiểm tra của TAPA. Nếu đạt yêu cầu, cấp chứng chỉ có giá trị 03 năm.
Bước 3: Cấp chứng chỉ TAPA
Cấp chứng chỉ thể hiện sự tuân thủ các tiêu chuẩn TAPA và an ninh hàng hóa. Chứng chỉ được đăng ký với số theo dõi.
Bước 4: Tự đánh giá hàng năm
Doanh nghiệp thực hiện tự đánh giá hàng năm cho đến khi chứng nhận lại vào năm thứ ba. TAPA có thể yêu cầu kết quả tự đánh giá từ doanh nghiệp.
Lý do chọn ICERT GLOBAL để đào tạo chứng nhận TAPA trong năm 2024
- ICERT hợp tác với các công ty tư vấn luật và tổ chức chứng nhận đủ năng lực.
- Chuyển giao kinh nghiệm từ các đối tác thành công.
- Dịch vụ trọn gói giúp doanh nghiệp đạt chứng nhận TAPA nhanh chóng.
- ICERT có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hỗ trợ doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Hỗ trợ khách hàng đạt chứng nhận nhanh chóng với thủ tục đơn giản và chi phí hợp lý.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chứng nhận TAPA. Doanh nghiệp cần chuẩn bị thật kỹ và tuân thủ theo quy định để đạt chứng nhận thành công. ICERT GLOBAL cam kết là đối tác uy tín giúp bạn đạt chứng nhận nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ, đừng ngại ngần mà hãy liên hệ với ICERT GLOBAL ngay nhé!
» Xem thêm một số chứng nhận khác:
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL
Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0988 296 170
Email: sales@icert.vn