Chứng nhận GRS (Global Recycled Standard) là minh chứng cho cam kết của doanh nghiệp với sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc tái chế và ít tác động tiêu cực đến môi trường. Tiêu chuẩn GRS trở thành công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp tạo dựng uy tín, minh bạch hóa quy trình sản xuất và xây dựng niềm tin vững chắc nơi khách hàng. Bằng việc đáp ứng những yêu cầu khắt khe của GRS. Doanh nghiệp có thể mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng. Góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến một tương lai phát triển bền vững.

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS là một tiêu chuẩn quốc tế
Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS là một tiêu chuẩn quốc tế

Chứng nhận GRS là gì?

Chứng nhận GRS là gì?
Chứng nhận GRS là gì?

GRS (Global Recycled Standard) là tiêu chuẩn tái chế toàn cầu tự nguyện và đầy đủ. Đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba về thành phần tái sinh, chuỗi hành trình của sản phẩm, hoạt động xã hội và môi trường và hạn chế về hóa chất. Mỗi tổ chức dọc theo chuỗi giá trị được yêu cầu rằng phải đảm bảo tính toàn vẹn của nguồn nguyên liệu đầu vào.

Lịch sử hình thành tiêu chuẩn tái chế toàn cầu

Chứng nhận GRS hình thành qua 2 giai đoạn
Chứng nhận GRS hình thành qua 2 giai đoạn

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu (GRS) ban đầu được Control Union Global xây dựng vào năm 2008. Sau đó, quyền sở hữu đã được chuyển giao cho Textile Exchange vào ngày 1 tháng 1 năm 2011.
Global Recycle Standard 4.0 là phiên bản mới nhất của Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu GRS. Phiên bản mới nhất này đã có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2017. Trước đó, Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu đã có một số phiên bản lần lượt là GRS 1.0, GRS 2.0, GRS 3.0 cụ thể như sau:
– Global Recycling Standard 1.0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 1.0 (Năm 2008).
– Global Recycling Standard 2.0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 2.0.
– Global Recycling Standard 3.0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 3.0 (Năm 2014).
– Global Recycling Standard 4.0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 4.0 (Năm 2017).

Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn Tái chế toàn cầu GRS

Tiêu chuẩn GRS áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tái chế
Tiêu chuẩn GRS áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tái chế

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) áp dụng cho các công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm tái chế trên toàn cầu, cũng như các công đoạn chế biến, sản xuất, đóng gói, dán nhãn và phân phối sản phẩm có ít nhất 20% vật liệu tái chế. Tiêu chuẩn này không chỉ dành riêng cho ngành dệt may mà còn có thể áp dụng cho bất kỳ ngành công nghiệp nào. GRS yêu cầu chứng nhận cho từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng, từ tái chế đến bán lẻ cuối cùng, đồng thời đưa ra nguyên tắc về môi trường và xã hội cho doanh nghiệp. Các lĩnh vực áp dụng chính của GRS gồm:

– Hàng may mặc;

– Vải;

– Phế liệu nhựa;

– Kim loại;

– Lốp xe;

– Lưới đánh cá.

Quy trình đánh giá chứng nhận GRS

Quy trình đánh giá tiêu chuẩn tái chế toàn cầu gồm 5 bước
Quy trình đánh giá tiêu chuẩn tái chế toàn cầu gồm 5 bước

1. Xác định và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tái chế

– GRS yêu cầu xác định rõ ràng nguồn gốc và tỷ lệ phần trăm của nguyên liệu tái chế trong sản phẩm. Mục tiêu là đảm bảo rằng ít nhất 20% nguyên liệu trong sản phẩm là tái chế.
– Chuỗi cung ứng phải được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng để. Đảm bảo tính minh bạch và có thể truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm.

2. Yêu cầu về môi trường

– Doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất. Bao gồm quản lý nước, năng lượng, khí thải và chất thải.
– Cần có các chính sách và thủ tục để quản lý việc sử dụng hóa chất và các yếu tố nguy hại khác. Đảm bảo rằng các hóa chất nguy hiểm bị loại bỏ hoặc giảm thiểu.

3. Yêu cầu về trách nhiệm xã hội

– GRS đặt ra các tiêu chuẩn về điều kiện làm việc công bằng. Cam kết không sử dụng nguồn lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức. Đảm bảo rằng quyền lợi của người lao động được tôn trọng.
– Các yêu cầu này bao gồm các quy định về sức khỏe và an toàn, giờ làm việc, lương bổng, và quyền tự do hiệp hội.

=> Xem thêm: Các yêu cầu về tiêu chuẩn xã hội trong Tiêu chuẩn GRS- Bạn đã biết chưa?

4. Yêu cầu về quản lý hóa chất

– Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về sử dụng hóa chất trong sản xuất. Đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người lao động và môi trường.
– Tiêu chuẩn này yêu cầu rằng các hóa chất độc hại không được sử dụng trong các quy trình sản xuất sản phẩm tái chế.

5. Đánh giá và chứng nhận GRS

– GRS yêu cầu doanh nghiệp phải trải qua các cuộc đánh giá độc lập từ các tổ chức chứng nhận được công nhận. Đảm bảo rằng họ tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của GRS.
– Chứng nhận GRS có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp cần phải tái chứng nhận sau khi hết hiệu lực.

Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng chứng nhận GRS

Chứng nhận GRS mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Chứng nhận GRS mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư áp dụng tiêu chuẩn GRS dù là tự nguyện, vì lợi ích thiết thực và đôi khi là yêu cầu từ đối tác. Tiêu chuẩn này mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích như:

– Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc minh bạch, đảm bảo thông tin sản phẩm rõ ràng.

– Tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tái chế, giảm tác hại tới con người và môi trường.

– Giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận.

– Sử dụng nhãn GRS sau khi đạt chứng nhận, đáp ứng yêu cầu nhập khẩu quốc tế.

– Tăng uy tín với đối tác, mở rộng thị trường và nhận sự tin tưởng từ khách hàng.

– Chứng minh trách nhiệm xã hội, nâng cao uy tín thương hiệu.

=> Xem thêm: Quy trình đăng ký chứng nhận GRS

Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 296 170

Email: sales@icert.vn