Kiểm kê khí nhà kính có thật sự quan trọng?  Đó một bước quan trọng trong việc đánh giá tác động môi trường và xây dựng các chiến lược giảm thiểu hiệu quả. Hiểu rõ tầm quan trọng này, chương trình đào tạo phương pháp định lượng và lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính được thiết kế để cung cấp kiến thức chuyên sâu, công cụ hiện đại và kỹ năng thực hành thực tế. Với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu, khóa học không chỉ giúp doanh nghiệp và tổ chức tuân thủ các yêu cầu pháp lý mà còn góp phần xây dựng một môi trường xanh, bền vững cho tương lai.

"Đào

Như thế nào là báo cáo kiểm kê khí nhà kính?

Khái niệm

Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, kiểm kê khí nhà kính được hiểu là quá trình thu thập dữ liệu, thông tin liên quan đến các nguồn phát thải khí nhà kính, thực hiện tính toán lượng phát thải cũng như hấp thụ khí trong một phạm vi nhất định và trong một năm cụ thể. Hoạt động này phải tuân theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính là tài liệu tổng hợp chi tiết lượng phát thải của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc quốc gia phát sinh trong một khoảng thời gian cụ thể, thông thường là một năm. Báo cáo này bao gồm các loại khí chính như CO2, CH4, N2O và các khí thuộc nhóm F.

"Kiểm

Mục đích cốt lõi của báo cáo kiểm kê khí nhà kính là cung cấp cơ sở dữ liệu để đo lường, quản lý lượng phát thải, đồng thời hỗ trợ các giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Đây là bước nền tảng cho quá trình quản lý môi trường bền vững, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác lượng phát thải của mình và đưa ra các phương án tối ưu hóa hiệu suất môi trường.

Theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, từ năm 2024, báo cáo kiểm kê phải được thực hiện 2 năm/lần, nộp cho UBND cấp tỉnh trước ngày 31/03 của năm tiếp theo kỳ báo cáo, với kỳ đầu tiên là năm 2025. Vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện báo cáo đúng thời hạn và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Các mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính hiện nay

Phụ lục II của Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định các biểu mẫu báo cáo dùng cho công tác kiểm kê khí nhà kính. Các mẫu này được phân chia theo lĩnh vực và cơ quan phụ trách, bao gồm:

Mẫu 01 Dành cho báo cáo kiểm kê cấp quốc gia do Bộ Công Thương thực hiện.
Mẫu 02 Dành cho báo cáo kiểm kê cấp quốc gia do Bộ Giao thông vận tải thực hiện.
Mẫu 03 Dành cho báo cáo kiểm kê cấp quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.
Mẫu 04 Dành cho báo cáo kiểm kê cấp quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
Mẫu 05 Dành cho báo cáo kiểm kê cấp quốc gia do Bộ Xây dựng thực hiện.
Mẫu 06 Dành cho báo cáo kết quả kiểm kê tại cấp cơ sở.
Các mẫu báo cáo kiểm kê
Các mẫu báo cáo kiểm kê

Căn cứ vào pháp lý thực hiện báo cáo kiểm kê 

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020: Khung pháp lý toàn diện về bảo vệ môi trường, bao gồm các quy định liên quan đến quản lý và kiểm kê khí nhà kính.
  • Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Quy định cụ thể về giảm phát thải khí nhà kính và các biện pháp bảo vệ tầng ozôn, góp phần thực hiện các cam kết môi trường quốc tế.
  • Quyết định 01/2022/QĐ-TTg: Danh mục các lĩnh vực và cơ sở phát thải khí cần thực hiện kiểm kê được ban hành, làm cơ sở cho công tác kiểm tra và giám sát.
  • Thông tư 01/2022/TT-BTNMT: Hướng dẫn chi tiết việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • ISO 14064-1:2018: Tiêu chuẩn quốc tế cung cấp các hướng dẫn và yêu cầu kỹ thuật cho việc đo lường và báo cáo lượng khí nhà kính ở cấp độ tổ chức.

✍ Xem thêm: Kiểm kê khí nhà kính | Quy trình chi tiết từ A-Z

Tại sao doanh nghiệp cần phải báo cáo kiểm kê khí nhà kính?

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính mang lại nhiều giá trị thiết thực. Không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn góp phần vào lợi ích chung của xã hội.

Tại sao doanh nghiệp cần kiêm kê khí nhà kính
Tại sao doanh nghiệp cần kiêm kê
  • Đáp ứng yêu cầu pháp lý: Nhiều quốc gia đã ban hành các quy định bắt buộc về kiểm kê khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc thực hiện kiểm kê và báo cáo giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Tránh những hình thức xử phạt không dự kiến xảy ra.
  • Nâng cao uy tín và thương hiệu: Báo cáo kiểm kê khí nhà kính thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường. Qua đó củng cố niềm tin từ khách hàng và đối tác. Đồng thời tăng giá trị thương hiệu trên thị trường.
  • Tối ưu chi phí hoạt động: Thông qua kiểm kê, doanh nghiệp có thể xác định các nguồn phát thải lớn. Dựa vào đó, đề xuất những phương án nhằm tiết kiệm năng lượng.
  • Tiếp cận nguồn vốn và hỗ trợ tài chính: Nhiều quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ hướng đến phát triển bền vững. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo kiểm kê khí nhà kính như một điều kiện để xét duyệt tài trợ hoặc hợp tác.
  • Tham gia thị trường tín chỉ carbon: Báo cáo kiểm kê nhằm cung cấp dữ liệu cần thiết. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động mua bán tín chỉ carbon. Một xu hướng ngày càng phổ biến trong nền kinh tế xanh.

Những ai cần nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Quyết định 13/2024/QĐ-TTg đã được ban hành để thay thế Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó xác định rõ 6 lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:

"Những

  1. Năng lượng: Bao gồm các hoạt động sản xuất năng lượng, sử dụng năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng. Khám phá và sử dụng tài nguyên như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên.
  2. Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động vận tải.
  3. Xây dựng: Tập trung vào tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng. Và quá trình sản xuất vật liệu xây dựng.
  4. Các quá trình công nghiệp: Các lĩnh vực như sản xuất hóa chất, luyện kim, công nghiệp điện tử. Sử dụng sản phẩm thay thế cho chất làm suy giảm tầng ozon. Các quy trình sản xuất trong ngành công nghiệp khác.
  5. Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất: Bao gồm chăn nuôi, lâm nghiệp. Thay đổi mục đích sử dụng đất, trồng trọt. Tiêu thụ năng lượng trong nông, lâm nghiệp và thủy sản, cùng các nguồn phát thải khác.
  6. Chất thải: Gồm các hoạt động tại bãi chôn lấp chất thải rắn. Xử lý chất thải rắn thông qua các phương pháp sinh học. Thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải, cũng như xử lý và xả thải nước thải.

Cấu trúc của một mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Theo Phụ lục II của Nghị định 06/2022/NĐ-CP, báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được chia thành 3 chương với nội dung như sau:

Cấu trúc của một mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Cấu trúc của một mẫu báo cáo

Chương 1: Thông tin về cơ sở thực hiện kiểm kê khí nhà kính

  • Cung cấp tên cơ sở, địa chỉ cụ thể và giấy phép kinh doanh.
  • Thông tin chi tiết về người đại diện pháp lý của cơ sở.
  • Mô tả lĩnh vực hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh của cơ sở.

Chương 2: Thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

  • Định nghĩa ranh giới và phạm vi hoạt động của cơ sở.
  • Miêu tả cơ sở hạ tầng, công nghệ sử dụng và các hoạt động chính của cơ sở.
  • Xác định các nguồn phát thải và bể hấp thụ khí nhà kính nằm trong phạm vi hoạt động.
  • Trình bày hệ thống thông tin và dữ liệu liên quan đến phát thải khí nhà kính của cơ sở.

Chương 3: Kết quả kiểm kê khí nhà kính

  • Trình bày phương pháp được sử dụng để kiểm kê phát thải khí nhà kính.
  • Cung cấp số liệu về các hoạt động liên quan đến phát thải khí nhà kính của cơ sở.
  • Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính, bao gồm các số liệu chi tiết.
  • Đánh giá độ tin cậy, mức độ đầy đủ và các yếu tố không chắc chắn liên quan đến thông tin, số liệu và kết quả kiểm kê khí nhà kính.

Các bước thực hiện để lập báo cáo kiểm kê

Dưới đây là các giai đoạn lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật và phù hợp để nộp cho UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành liên quan:

Các giai đoạn xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Các giai đoạn xây dựng báo cáo

Giai đoạn 1: Xác định phạm vi và ranh giới kiểm kê

Doanh nghiệp cần xác định ba phạm vi phát thải khí nhà kính để phân biệt giữa phát thải trực tiếp và gián tiếp, bao gồm cả phần mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát hoặc sở hữu:

  • Phạm vi 1: Phát thải trực tiếp
    Bao gồm khí thải từ các nguồn năng lượng được sản xuất tại chỗ như đốt nhiên liệu, xe cộ thuộc sở hữu doanh nghiệp và khí thải do rò rỉ.
  • Phạm vi 2: Phát thải gián tiếp từ năng lượng sử dụng
    Liên quan đến năng lượng mà doanh nghiệp mua, chẳng hạn như điện hoặc nhiệt, phục vụ cho hoạt động tại các cơ sở.
  • Phạm vi 3: Phát thải gián tiếp từ nguồn khác
    Gồm phát thải trong chuỗi cung ứng, bao gồm:

    • Thượng nguồn: Phát thải từ sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp mua.
    • Hạ nguồn: Phát thải từ các hoạt động liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa

Doanh nghiệp tiến hành thu thập thông tin từ các hoạt động thực tế, bao gồm:

  • Xác định và nhận diện các nguồn phát thải.
  • Đo lường tại các vị trí phát thải.
  • Tính toán và định lượng lượng khí nhà kính thải ra.
  • Đề xuất giải pháp nhằm quản lý và giảm thiểu phát thải hiệu quả.

Giai đoạn 3: Thu thập dữ liệu

Sau khi nhận diện các nguồn phát thải trong phạm vi kiểm kê, doanh nghiệp tiến hành thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu phù hợp. Để đảm bảo dữ liệu đạt tiêu chuẩn, cần tuân theo nguyên tắc của ISO 14064-1, bao gồm:

  • Sự liên quan: Chỉ thu thập dữ liệu và thông tin liên quan, phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Sự đầy đủ: Đảm bảo bao gồm tất cả các nguồn phát thải trong ranh giới đã xác định.
  • Tính nhất quán: Dữ liệu cần có khả năng so sánh qua các kỳ báo cáo.
  • Độ chính xác: Hạn chế tối đa sai số để đảm bảo tính đáng tin cậy của báo cáo.
  • Tính minh bạch: Các quy trình thực hiện phải rõ ràng và có tài liệu minh chứng cụ thể.

Giai đoạn 4: Xây dựng mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Việc lập báo cáo kiểm kê cấp cơ sở cần dựa trên các phương pháp chuẩn quốc tế, bao gồm:

  • The Greenhouse Gas Protocol: Tiêu chuẩn kiểm kê và báo cáo khí nhà kính ở cấp độ doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính 2006 của IPCC: Quy chuẩn cho kiểm kê quốc gia.
  • Tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA): Hướng dẫn cụ thể về kiểm kê và báo cáo.

Hệ số phát thải cần được sử dụng theo tài liệu quốc tế và quốc gia:

  • Cấp độ 1: Áp dụng hệ số phát thải mặc định từ IPCC và dữ liệu thống kê quốc tế.
  • Cấp độ 2: Sử dụng hệ số phát thải được điều chỉnh theo điều kiện của Việt Nam.

Dữ liệu hoạt động sẽ được thu thập từ hệ thống quản lý của doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác và toàn diện cho báo cáo.

ICERT GLOBAL – Đơn vị hỗ trợ kiểm kê khí nhà kính

Đơn vị kiểm kê khí nhà kính
ICERT GLOBAL đơn vị hỗ trợ kiểm kê

ICERT GLOBAL là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính một cách đúng đắn và hiệu quả là rất khả quan. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp lý hiện hành. ICERT GLOBAL cam kết mang đến giải pháp tối ưu. Giúp doanh nghiệp xác định nguồn phát thải và thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Đặc biệt, ICERT GLOBAL cung cấp hướng dẫn chi tiết. Từ giai đoạn xác định phạm vi, khảo sát thực địa, thu thập dữ liệu đến lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Đảm bảo báo cáo đạt yêu cầu và tiêu chuẩn cao nhất.

Xem thêm một số chứng nhận khác:

Dấu chân Carbon 
Chứng nhận Organic

Kiểm kê khí nhà kính

Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Đường dây nóng:  0988 296 170

Email:  sales@icert.vn