Nôi Dung Chính
Bộ tiêu chuẩn WRAP (Worldwide Responsible Accredited Production) là hệ thống chứng nhận quốc tế đảm bảo trách nhiệm xã hội, đạo đức lao động và tính bền vững trong ngành sản xuất. WRAP được áp dụng rộng rãi trong ngành may mặc, giày dép và hàng tiêu dùng. Bộ tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, nó còn giúp đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ đối tác toàn cầu.
Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn WRAP
WRAP là gì?
WRAP viết tắt từ cụm từ “Worldwide Responsible Accredited Production,” dịch sang tiếng Việt là “Sản xuất được công nhận có trách nhiệm trên toàn thế giới.” WRAP được chọn làm tên gọi cho một tổ chức thành lập năm 2000. Tổ chức này tiếp nhận ý kiến đóng góp từ các bên liên quan trong ngành dệt may và da giày. WRAP giải quyết các vấn đề nhằm thúc đẩy công bằng và sự phát triển tiên tiến trong ngành.
Tiêu chuẩn WRAP là gì?
Tiêu chuẩn WRAP được Tổ chức WRAP phát triển ngay từ khi tổ chức này được thành lập. Tiêu chuẩn này thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của Tổ chức WRAP. WRAP là một tiêu chuẩn quốc tế, tự nguyện và đầy đủ về trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn này cung cấp quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát cho toàn ngành may mặc thế giới. Đặc biệt, WRAP tập trung vào trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
» Xem thêm: Tư vấn chứng nhận WRAP – Có bao nhiêu cấp độ chứng nhận WRAP?
Hoàn cảnh ra đời của bộ tiêu chuẩn WRAP
Vào giữa những năm 1990, tình trạng bóc lột lao động công nhân tại các nhà máy may phổ biến. Hiệp hội Sản xuất Y phục Mỹ thành lập tổ chức độc lập để đảm bảo tính khách quan, tách biệt với chính phủ và doanh nghiệp. Mục tiêu chính là xác định, đánh giá và giảm thiểu tình trạng bóc lột lao động trong ngành sản xuất. Năm 2000, tổ chức WRAP chính thức được thành lập cùng với bộ tiêu chuẩn WRAP. Đến năm 2023, bộ tiêu chuẩn WRAP đã được nhiều doanh nghiệp và tổ chức lớn tại Việt Nam và thế giới áp dụng. Tiêu chuẩn này đặc biệt phổ biến trong ngành may mặc toàn cầu.
Mục tiêu của bộ tiêu chuẩn WRAP
- Đảm bảo các cơ sở sản xuất vận hành an toàn, có trách nhiệm và tuân thủ đạo đức.
- Thúc đẩy hoạt động sản xuất hợp pháp, nhân văn tại các cơ sở trên toàn cầu.
- Tuân thủ trách nhiệm xã hội, tập trung vào các cấp độ cơ bản trong chuỗi cung ứng.
Vai trò của bộ tiêu chuẩn WRAP trong trách nhiệm xã hội
Đảm bảo môi trường làm việc an toàn và đạo đức. Bộ tiêu chuẩn WRAP giúp các cơ sở sản xuất tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người lao động và giảm thiểu rủi ro lao động.
Thúc đẩy tính trách nhiệm. WRAP yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức lao động, giảm thiểu bóc lột và gian lận trong chuỗi cung ứng.
Hỗ trợ phát triển sản xuất bền vững. Bộ tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất, tuân thủ pháp luật và bảo vệ môi trường.
Tăng cường uy tín doanh nghiệp. Chứng nhận WRAP nâng cao hình ảnh thương hiệu, tạo niềm tin với đối tác và khách hàng quốc tế.
Đóng góp vào trách nhiệm xã hội toàn cầu. WRAP giúp xây dựng ngành công nghiệp công bằng, nhân đạo và bền vững trên toàn cầu.
Chính sách không khoan nhượng của bộ tiêu chuẩn WRAP là gì?
Khi bộ tiêu chuẩn WRAP phát hiện vi phạm chính sách Không khoan nhượng, chứng nhận của nhà máy hoặc doanh nghiệp sẽ bị hủy.
Họ cũng sẽ bị cấm tham gia chương trình WRAP và không được cấp chứng nhận trong tương lai.
Chính sách Không khoan nhượng bao gồm:
1. Vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và đang diễn ra, bao gồm:
- Sử dụng lao động trẻ em như nô lệ, lao động cưỡng bức, buôn bán trẻ em, mại dâm, khiêu dâm, làm việc trái phép hoặc gây hại cho trẻ về thể chất và đạo đức.
- Lao động cưỡng bức, bao gồm việc buộc công nhân làm thêm giờ hoặc không cho phép họ nghỉ việc.
- Đối xử vô nhân đạo, như đe dọa thể chất hoặc tinh thần đối với công nhân.
2. Các hành động phi đạo đức làm tổn hại đến tính chính trực của các kiểm toán viên.
3. Đe dọa gây tổn hại về thể chất đối với nhóm đánh giá.
4. Trình bày sai chứng chỉ hoặc báo cáo đánh giá, ví dụ, làm giả hoặc thay đổi chứng chỉ.
5. Trình bày sai các quy trình sản xuất, giấu các quá trình sản xuất khỏi kiểm toán viên.
Bộ tiêu chuẩn WRAP là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội trong sản xuất. Để đạt được chứng nhận WRAP, hãy liên với ICERT GLOBAL ngay hôm nay nhé!
» Xem thêm một số chứng nhận khác:
KFDA phụ gia thực phẩm – Quy trình đăng ký và những điều cần biết
Tiêu chuẩn TACSS – Lợi ích và quy trình chứng nhận
TAPA FSR – Đảm bảo an ninh vận tải toàn diện cho doanh nghiệp
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL
Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0988 296 170
Email: sales@icert.vn