Tại sao các doanh nghiệp cần tuân thủ theo tiêu chuẩn RoHS? Tiêu chuẩn RoHS là quy định bắt buộc trong sản xuất thiết bị điện, điện tử. Giúp hạn chế hóa chất độc hại gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Tiêu chuẩn này không chỉ áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp trên toàn cầu. Mà còn đưa ra danh sách các chất bị giới hạn nghiêm ngặt. Vì thế để đạt được tiêu chuẩn này cần lưu ý những gì?

Tiêu chuẩn RoHS là gì?

Tiêu chuẩn RoHS
Tiêu chuẩn RoHS

Tiêu chuẩn RoHS, viết tắt của cụm từ “hạn chế các chất độc hại”. Mang lại những tác động sâu rộng đến ngành công nghiệp điện tử và nhiều loại sản phẩm điện khác. Ra đời từ Liên minh Châu Âu vào năm 2002. Tiêu chuẩn RoHS ban đầu (hay Chỉ thị 2002/95/EC) đặt ra giới hạn đối với việc sử dụng 6 vật liệu nguy hiểm trong các sản phẩm điện và điện tử. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Mọi sản phẩm trên thị trường EU đều bắt buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn này.

Ngành sản xuất thiết bị điện và điện tử trên toàn cầu đang tăng trưởng nhanh chóng. Tiêu chuẩn RoHS còn được áp dụng với các sản phẩm thuộc làn sóng IoT, trợ lý nhà thông minh, robot, máy bay không người lái, máy in 3D, cũng như các thiết bị y tế gia đình. Những sản phẩm này ngày càng hiện diện phổ biến khắp thế giới.

RoHS tại EU quy định ngưỡng tối đa cho 10 chất bị hạn chế. Bao gồm sáu chất ban đầu từ phiên bản đầu tiên của RoHS và bốn chất được bổ sung trong RoHS 3. Được có hiệu lực chính thức vào ngày 22 tháng 7 năm 2019.

Vật liệu trong tiêu chuẩn RoHS bị giới hạn

Vật liệu bị giới hạn trong RoHS
Vật liệu bị hạn chế trong RoHS

Mọi sản phẩm muốn lưu hành tại thị trường Châu Âu đều cần được đăng ký logo RoHS để chứng minh tuân thủ tiêu chuẩn này. Thị trường Châu Âu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trên toàn cầu. Vì vậy các sản phẩm đạt chứng nhận RoHS có cơ hội phát triển rộng mở hơn. Một số ví dụ về các chất bị hạn chế trong RoHS:

·        Chì (Pb): Chủ yếu được sử dụng trong sản xuất pin, màn hình tivi và máy tính.

·        Thủy ngân (Hg): Ứng dụng trong đèn huỳnh quang, đèn hơi thủy ngân, mạch in, mạ nhôm, máy điều nhiệt và pin nhiên liệu.

·        Cadmium (Cd): Bị giới hạn ở mức 100ppm, cadmium có mặt trong pin cadmium/niken, mạ điện, sản xuất bột màu, hàn, hợp kim hàn, hệ thống báo động, phun nước tự động và che chắn bức xạ hạt nhân.

·        Crom hóa trị sáu (CrVI): Được sử dụng trong nhiếp ảnh, sơn, nhựa và các sản phẩm làm từ thép không gỉ.

·        Polybrominated biphenyls (PBB): Có trong chất chống cháy, bọt nhựa và một số loại nhựa dùng trong thiết bị gia dụng.

·        Ete diphenyl polybrominated (PBDE): Được sử dụng trong các thiết bị điện tử gia dụng trong nhà, bảng mạch in và tụ điện.

Kiểm tra tuân thủ tiêu chuẩn RoHS như thế nào?

Cơ quan ban hành

Cơ quan ban hành tiêu chuẩn RoHS
Cơ quan ban hành RoHS

Việc đảm bảo sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn RoHS là trách nhiệm của nhà sản xuất. Họ cần xác minh rằng sản phẩm của mình đáp ứng các yêu cầu của RoHS. Công tác giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng tại quốc gia nơi sản phẩm được tiêu thụ.

Tiêu chuẩn RoHS chính thức có hiệu lực tại Châu Âu từ ngày 1/7/2006. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc áp dụng tiêu chuẩn này bắt đầu muộn hơn do nền khoa học công nghệ chỉ thực sự phát triển mạnh trong những năm gần đây. Ngày 23/9/2011, theo Thông tư số 30/2011/TT-BCT, tiêu chuẩn RoHS chính thức được áp dụng tại Việt Nam. Quy định này nhằm hạn chế sự hiện diện của 6 hóa chất độc hại gồm Cadmium (Cd), Thủy ngân (Hg), Crom hóa trị sáu (CrVI), Polybrominated biphenyls (PBBs), Polybrominated diphenyl ethers (PBDEs), và Chì (Pb) trong các sản phẩm điện, điện tử lưu hành trên thị trường.

Phương pháp đo lường

Phương pháp đo lường
Phương pháp đo lường

Máy quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) hiện là thiết bị phổ biến nhất trong việc đo lường và kiểm soát chất độc hại theo tiêu chuẩn RoHS. Đây được coi là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất khi đo lường. Để đảm bảo sản phẩm tuân thủ các yêu cầu quy định.

Tại sao RoHS lại quan trọng?

Tại sao tiêu chuẩn RoHS quan trọng
Tại sao RoHS quan trọng

Sáu vật liệu bị cấm đều là những chất cực kỳ nguy hại. Không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn tác động tiêu cực đến các bãi rác thải nơi chúng tồn tại. Khi tiếp xúc, các chất này có thể gây hại cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Đồng thời góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

Phạm vi sử dụng cho phép của tiêu chuẩn RoHS

Phạm vi sử dụng
Phạm vi sử dụng của RoHS
  • Đồ gia dụng cỡ lớn: Tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy rửa chén…
  • Đồ gia dụng cỡ nhỏ: Lò nướng, máy hút bụi, bình nóng lạnh…
  • Các thiết bị viễn thông
  • Thiết bị công nghệ thông tin.
  • Thiết bị tiêu dùng: Radio, tivi, nhạc cụ, loa…
  • Dụng cụ điện và điện tử.
  • Dụng cụ y tế.
  • Máy móc tự động hóa.
  • Thiết bị chiếu sáng.
  • Đồ chơi trẻ em.
  • Thiết bị quan sát, kiểm soát và kiểm tra.

Lợi ích khi đăng ký chứng nhận RoHS là gì?

Lợi ích khi đăng ký chứng nhận RoHS
Lợi ích khi đăng ký đạt chuẩn RoHS

Việc sử dụng nhiều hóa chất độc hại trong các loại vật liệu không chỉ gây ô nhiễm môi trường và các bãi chôn lấp. Nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường xung quanh. Đặc biệt trong quá trình sản xuất và tái chế sản phẩm. Do đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn và đạt chứng nhận RoHS đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Đạt chứng nhận RoHS là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn kinh doanh hoặc phân phối các sản phẩm điện – điện tử, linh kiện, cụm phụ kiện, cáp… vào thị trường EU. Điều này cũng áp dụng cho các ngành công nghiệp kim loại. Bao gồm các quy trình mạ kim loại, anodizing, mạ crôm hay các lớp hoàn thiện khác trên linh kiện điện tử, bộ tản nhiệt hoặc đầu nối.

Việc tuân thủ RoHS được giám sát và thực thi bởi các cơ quan như Văn phòng Đo lường Quốc gia (NMO). Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia trong EU. Doanh nghiệp vi phạm có thể phải chịu các hình phạt khác nhau, từ phạt tiền đến phạt tù.

Những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về RoHS. Và các nhóm sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Việc sử dụng sản phẩm đạt chuẩn RoHS và thân thiện với môi trường không chỉ góp phần bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu.

logo-icert

ICERT GLOBAL đơn vị hỗ trợ đăng ký đạt tiêu chuẩn RoHS

ICERT GLOBAL là đơn vị hàng đầu trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn RoHS. Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu khắt khe về hạn chế hóa chất nguy hại. ICERT GLOBAL giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian, chi phí trong việc đạt chứng nhận RoHS. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ tư vấn, kiểm tra và đánh giá sản phẩm. Nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn tối đa, đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế.

Xem thêm một số chứng nhận khác:

Tầm quan trọng và quy định của chứng nhận RoHS 

Thử nghiệm RoHS – Thử nghiệm các chất độc hại cho các thiết bị điện tử

Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Đường dây nóng:  0988 296 170

Email:  sales@icert.vn