Việc kiểm kê khí nhà kính và lập báo cáo có còn quan trọng? Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, kiểm kê và báo cáo khí nhà kính trở thành một trong những hoạt động thiết yếu. Để các tổ chức và doanh nghiệp đánh giá mức độ tác động của mình đến môi trường. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo các quy định pháp luật hay tiêu chuẩn quốc tế. Mà còn là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp đo lường, quản lý và cải thiện hiệu quả các hoạt động phát thải. Thông qua việc kiểm kê, các tổ chức không chỉ thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường. Mà còn xây dựng nền tảng vững chắc để hướng tới phát triển bền vững trong tương lai.

Kiểm ke và báo cáo khí nhà kính
Kiểm kê và báo cáo khí nhà kính

Định nghĩa khí nhà kính của tiêu chuẩn ISO 14064-1

Để hiểu rõ về việc kiểm kê khí nhà kính, trước tiên cần tìm hiểu khái niệm khí nhà kính. Theo tiêu chuẩn ISO 14064-1, khí nhà kính là một phần của bầu khí quyển. Bao gồm các loại khí tự nhiên và nhân tạo có khả năng hấp thụ cũng như phát xạ năng lượng trong dải bước sóng hồng ngoại mà bề mặt Trái Đất và khí quyển phát ra.

Các loại khí nhà kính phổ biến bao gồm N₂O, HFCs, PFCs, SF₆, và nhiều loại khí khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đồng thời góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các khi có trong nhà máy
Các khi có trong nhà máy cần kiểm tra

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là quá trình thu thập dữ liệu và thông tin. Về các nguồn phát thải khí nhà kính. Báo cáo kiểm kê bao gồm việc tính toán lượng khí nhà kính phát thải. Và hấp thụ trong một phạm vi không gian và thời gian cụ thể. Dựa trên các phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tiêu chuẩn ISO 14064-1 cũng cung cấp các hướng dẫn về đo lường, báo cáo và xác minh khí nhà kính. Nhằm hỗ trợ tổ chức trong việc kiểm soát và giảm thiểu lượng khí nhà kính phát thải.

Kiểm kê khí nhà kính theo quy định

Quy định kiểm kê và báo cáo
Quy định kiểm kê và báo cáo

Quá trình kiểm kê được quy định trong Nghị định thư Toàn cầu. Được khởi xướng vào tháng 12 năm 2014. Tài liệu này được xây dựng với sự hợp tác giữa Viện Tài nguyên Thế giới, Hội đồng Quốc tế về các Sáng kiến Môi trường tại địa phương, và các chính quyền địa phương. Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Nghị định thư đã nhận được sự chấp thuận từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Định cư Liên Hợp Quốc (UN HABITAT), và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

Nghị định thư Toàn cầu về kiểm kê phát thải khí nhà kính ở cấp cộng đồng. Là một bộ tiêu chuẩn dùng để tính toán và báo cáo lượng khí nhà kính phát thải hoặc hấp thụ tại các đô thị trên toàn cầu.

Doanh nghiệp có cần phải kiểm kê khí nhà kính không?

Doanh nghiệp có cần kiểm kê khí nhà kính
Doanh nghiệp có cần kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính là yêu cầu pháp luật bắt buộc

Đối với một số nhóm đối tượng cụ thể, việc kiểm kê và lập báo cáo khí nhà kính là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này được nêu rõ trong các văn bản pháp lý sau:

  • Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14), các cơ sở nằm trong Danh mục phát thải khí nhà kính bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
  • Tại Thông tư số 96/2020/TT-BTC, cụ thể ở Mục 2, Điều 10 và Mục 6.1, Phần II, Phụ lục IV, các công ty đại chúng khi nộp báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin về tổng lượng phát thải khí nhà kính cũng như các sáng kiến giảm thiểu phát thải.

Kiểm kê khí nhà kính để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế

Ngay cả khi không thuộc nhóm đối tượng bắt buộc. Việc kiểm kê vẫn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp đang theo đuổi các chứng nhận quốc tế. Các tiêu chuẩn này thường yêu cầu báo cáo và kiểm tra khí nhà kính như một phần trong tiêu chí môi trường. Cụ thể:

  • Higg Index (Higg FEM 3.0) yêu cầu minh bạch về phát thải khí nhà kính.
  • Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS 4.0) của Textile Exchange quy định về việc đo lường phát thải khí nhà kính.
  • Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu (GOTS 6.0) cũng đề cập đến kiểm kê và báo cáo trong các tiêu chí đánh giá.

Kiểm kê khí nhà kính thể hiện trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp

Dù không bắt buộc hay không nhắm đến các chứng nhận quốc tế. Việc thực hiện kiểm kê và báo cáo khí nhà kính cho thấy doanh nghiệp đang thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đây là một cách để doanh nghiệp khẳng định cam kết phát triển bền vững và đồng hành cùng các mục tiêu môi trường toàn cầu.

Những lĩnh vực cần kiểm kê khí nhà kính và báo cáo theo lĩnh vực ISO 14064-1:2018

"Những

Lĩnh vực Nội dung cụ thể
Năng lượng Sản xuất năng lượng trong ngành công nghiệp
Tiêu thụ năng lượng: công nghiệp, dịch vụ, thương mại, dân dụng,…
Hoạt động khai thác than
Khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên
Tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải
Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng
Công nghiệp Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng
Sản xuất hóa chất
Luyện kim
Sản xuất các thiết bị điện tử
Sử dụng các sản phẩm thay thế gây suy giảm tầng ô-dôn
Các hoạt động sản xuất và sử dụng sản phẩm công nghiệp khác
Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất Chăn nuôi
Trồng trọt
Lâm nghiệp và biến đổi mục đích sử dụng đất
Tiêu thụ năng lượng trong các ngành nông nghiệp, lâm sản và thủy sản
Phát thải từ các hoạt động khác trong nông nghiệp
Chất thải Phát thải từ bãi chôn lấp rác thải rắn
Xử lý chất thải rác bằng các phương pháp sinh học
Thiêu hủy và đốt lộ thiên chất thải
Xử lý và xả thải nước thải

Quy trình hướng dẫn đào tạo kiểm kê khí nhà kính và báo cáo theo ISO 14064-1:20218

Quy trình tư vấn
Quy trình tư vấn
  1. Xác định phạm vi và phương pháp kiểm kê khí nhà kính

  • Xác định các hoạt động có liên quan đến phát thải khí nhà kính.
  • Phân loại các nguồn phát thải khí nhà kính theo từng nhóm cụ thể.
  • Lựa chọn phương pháp kiểm kê phù hợp cấp cơ sở, tham khảo quy định tại Phụ lục II.1 Thông tư 17/2022/BTNMT.
  1. Thu thập dữ liệu về phát thải khí nhà kính

  • Lựa chọn hệ số phát thải áp dụng theo Danh mục hệ số phát thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
  • Thu thập số liệu hoạt động cho từng nguồn phát thải khí nhà kính cấp cơ sở, dựa trên hướng dẫn tại Phụ lục II.2 Thông tư 17/2022/BTNMT.
  1. Tính toán và lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính

  • Tính toán lượng phát thải khí nhà kính cấp cơ sở theo phương pháp đã lựa chọn, tuân thủ quy định tại Điều 16 Thông tư 17/2022/BTNMT.
  • Sử dụng các biểu mẫu để ghi nhận và tính toán các số liệu đầu vào, số liệu hoạt động, hệ số phát thải, lượng phát thải và hệ số làm nóng toàn cầu của từng hoạt động phát thải khí nhà kính.
  1. Kiểm soát chất lượng quy trình kiểm kê khí nhà kính

  • Đánh giá ranh giới hoạt động và phạm vi phát thải khí nhà kính của cơ sở.
  • Xác định trách nhiệm và quyền hạn của những cá nhân được ủy quyền thực hiện kiểm kê.
  • Đánh giá và áp dụng chương trình đào tạo phù hợp cho các nhân sự tham gia.
  • Kiểm tra định kỳ độ chính xác của các thiết bị đo lường.
  • Lựa chọn, kiểm tra và đánh giá phương pháp định lượng, bao gồm số liệu hoạt động và hệ số phát thải.
  • Xây dựng và duy trì hệ thống thu thập dữ liệu đảm bảo tính đồng nhất giữa các cơ sở.
  • Hướng dẫn kiểm tra thiết bị đo, bảo dưỡng và hiệu chuẩn định kỳ.
  • Định kỳ thực hiện đánh giá nội bộ và kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo tính chính xác.
  1. Lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính

  • Xác định đối tượng quan tâm đến dữ liệu phát thải (như khách hàng, nhà cung cấp hoặc nhân viên).
  • Xác định kênh công bố thông tin (báo cáo nội bộ, website công ty, tài liệu cho nhà cung cấp hoặc đấu thầu).
  • Quyết định phương pháp trình bày dữ liệu phát thải khí nhà kính để phù hợp với yêu cầu và mục đích báo cáo.

ICERT GLOBAL đơn vị hỗ trợ kiểm kê khí nhà kính và báo cáo theo yêu cầu ISO 14064-1:2018

ICERT GLOBAL cung cấp dịch vụ hỗ trợ kiểm kê khí nhà kính và lập báo cáo theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018. Cụ thể, ICERT GLOBAL thực hiện việc đánh giá và xác minh lượng khí nhà kính. Mà một tổ chức đã phát thải trong quá khứ, đang phát thải ở hiện tại, hoặc dự kiến phát thải trong tương lai. Quá trình kiểm tra này được tiến hành nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch và đáng tin cậy của dữ liệu phát thải. Đồng thời hỗ trợ tổ chức trong việc đo lường và quản lý hiệu quả lượng khí nhà kính phát thải của mình.

Các hoạt động hỗ trợ tại ICERT GLOBAL bao gồm việc xác định phạm vi thu thập dữ liệu về các loại khí nhà kính. Cũng như các hoạt động phát thải của tổ chức, đánh giá rủi ro tiềm ẩn. Nhận diện các điểm không chắc chắn trong quá trình kiểm tra. Xác minh tính chính xác của dữ liệu và lập báo cáo tổng kết.

Xem thêm một số chứng nhận khác:

Chứng nhận RoHS

Chứng  REACH

Chứng nhận HACCP

Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Đường dây nóng:  0988 296 170

Email:  sales@icert.vn