Checklist CTPAT là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về an ninh chuỗi cung ứng. Nó giúp giảm rủi ro và bảo vệ dữ liệu. Việc sử dụng checklist CTPAT giúp tăng cường hiệu quả quản lý và nâng cao uy tín doanh nghiệp. Đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường phát triển.

checklist-ctpat-moi-nhat-cho-doanh-nghiep
Cập nhật checklist C-TPAT mới nhất cho doanh nghiệp

Checklist CTPAT là gì?

“Checklist CTPAT” hay “Danh sách kiểm tra đánh giá CTPAT” là tài liệu quan trọng được sử dụng trong quá trình đánh giá nội bộ (bên thứ nhất) hoặc đánh giá chính thức (bên thứ ba) để đảm bảo tuân thủ Tiêu chuẩn An ninh CTPAT. Đây là bảng liệt kê các công việc và vấn đề cần xác minh trong quy trình kiểm tra an ninh. Ngoài checklist hiện trường, danh sách đánh giá tài liệu và hồ sơ cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc áp dụng tiêu chuẩn này tại các tổ chức, doanh nghiệp.

» Xem thêm: Chứng nhận C-TPAT | Tiêu chuẩn vàng mở rộng thị trường quốc tế

Lợi ích của việc xây dựng checklist CTPAT

Việc xây dựng tài liệu và hồ sơ CTPAT mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm:

  • Cung cấp góc nhìn toàn diện về các tài liệu cần chuẩn bị và lưu trữ khi áp dụng tiêu chuẩn CTPAT.
  • Đảm bảo không bỏ sót bất kỳ tài liệu quan trọng nào trong quy trình.
  • Là bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị trước khi tiến hành đánh giá chính thức.
  • Tạo điều kiện cho quá trình đánh giá nội bộ và chứng nhận diễn ra khoa học, đầy đủ và hiệu quả.

Các nội dung chính trong checklist CTPAT

STT Vấn đề Câu hỏi trong checklist CTPAT
1

Tầm nhìn và trách nhiệm bảo mật

  • Doanh nghiệp đã có quy trình bằng văn bản để kiểm tra và đánh giá chương trình an ninh chuỗi cung ứng chưa?
  • Những bên liên quan nào hiện đang tham gia vào chương trình an ninh của doanh nghiệp?
  • Người phụ trách liên hệ C-TPAT có đủ kiến thức về các yêu cầu và thực hành bảo mật của chương trình không?
  • Doanh nghiệp đã có chính sách bằng văn bản thể hiện cam kết bảo mật chuỗi cung ứng chưa?
2

Đánh giá rủi ro

  • Các cơ sở thuộc phạm vi quản lý và kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp.
  • Các cơ sở hoạt động ngoài phạm vi kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp.
3

Bảo mật đối tác kinh doanh

  • Doanh nghiệp có thiết lập quy trình đánh giá rủi ro để lựa chọn tất cả các đối tác kinh doanh không?
  • Doanh nghiệp có áp dụng quy trình dựa trên đánh giá rủi ro để giám sát hiệu quả các đối tác kinh doanh không?
  • Doanh nghiệp có thực hiện chương trình tuân thủ xã hội nhằm nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, hoặc lao động vi phạm quyền con người trong toàn bộ chuỗi sản xuất không?
4

An ninh mạng

  • Doanh nghiệp có chính sách hoặc quy trình bằng văn bản chi tiết để bảo vệ hệ thống CNTT và an ninh mạng không?
  • Doanh nghiệp có sử dụng phần mềm quản lý hoặc vận hành kinh doanh để xử lý dữ liệu không?
  • Doanh nghiệp có thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc lưu trữ thông tin trên các thiết bị phần cứng hoặc phương tiện điện tử vật lý không?
  • Nếu có, các biện pháp bảo mật trên được triển khai và duy trì như thế nào?
5

Phương tiện vận chuyển và công cụ vận tải quốc tế

  • Doanh nghiệp có quy trình bằng văn bản kiểm tra an ninh, nông nghiệp cho container và khu vực lưu trữ không?
  • Quy trình bảo đảm tính toàn vẹn container/IIT có rõ ràng và được thực hiện không?
  • Ban quản lý có kiểm tra ngẫu nhiên container và IIT không?
  • Doanh nghiệp có khu vực bảo mật xử lý hàng hóa không?
  • Có quy trình báo cáo sự cố và theo dõi vận chuyển qua GPS không?
  • Quy trình kiểm soát vận chuyển có được xây dựng đầy đủ không?
6

Bảo mật niêm phong

  • Doanh nghiệp có thủ tục kiểm soát và sử dụng con dấu đạt chuẩn ISO 17712 không?
  • Có kiểm tra định kỳ, đối chiếu và xác minh số con dấu trên container/IIT không?
7

Bảo mật thủ tục

  • Hàng hóa có được lưu trữ trong khu vực an toàn, đảm bảo điều kiện bảo vệ không?
  • Các khu vực lưu trữ và xử lý hàng hóa có được kiểm tra thường xuyên để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn không?
  • Doanh nghiệp có phân tách hàng hóa quốc tế và nội địa để tránh nhầm lẫn không?
  • Hàng hóa nguy hiểm hoặc độc hại có được bảo quản riêng biệt nhằm đảm bảo an toàn không?
  • Hàng hóa có được ghi chép và đối chiếu đầy đủ với vận đơn hoặc bảng kê khai không?
  • Thông tin thanh toán và quản lý hàng hóa có được bảo vệ, báo cáo đúng hạn không?
  • Doanh nghiệp có quy trình xác minh hàng hóa nhập, xuất khớp với tài liệu không?
8

An ninh nông nghiệp

  • Checklist CTPAT liên quan đến an ninh nông nghiệp tập trung vào việc kiểm tra xem doanh nghiệp có xây dựng các quy trình bằng văn bản hay không. Cụ thể là để ngăn chặn ô nhiễm dịch hại từ vật liệu đóng gói bằng gỗ (WPM). Điều này tuân theo Tiêu chuẩn Quốc tế của IPPC về Biện pháp Kiểm dịch Thực vật số 15 (ISPM 15).
9

Bảo mật vật lý

  • Hệ thống hàng rào bảo vệ khu vực.
  • Các thiết bị khóa đảm bảo an toàn.
  • Hệ thống chiếu sáng tại các khu vực trọng yếu.
  • Hệ thống báo động an ninh phòng ngừa rủi ro.
  • Camera giám sát toàn diện.
  • Công nghệ giám sát hiện đại.
  • Quy trình và thủ tục bằng văn bản rõ ràng.
10

Kiểm soát tiếp cận vật lý

  • Công ty có văn bản kiểm soát quyền truy cập cho nhân viên và tài xế không?
  • Công ty có văn bản kiểm soát quyền truy cập cho khách không?
  • Cơ sở có thuê nhân viên bảo vệ và đảm bảo họ được huấn luyện đầy đủ không?
11

Bảo mật nhân sự

  • Công ty có xác minh thông tin đơn xin việc của các nhân viên trước khi tuyển dụng không?
  • Công ty có thực hiện phỏng vấn nhân viên tiềm năng theo yêu cầu pháp luật không?
  • Công ty có kiểm tra lý lịch của các nhân viên trước khi tuyển dụng không?
  • Công ty có kiểm tra lý lịch định kỳ hoặc sàng lọc nhân viên hiện tại theo quy định không?
  • Nhân viên có được yêu cầu ký cam kết tuân thủ Quy tắc Ứng xử không?
12

Giáo dục, đào tạo và nhận thức

  • Công ty có đào tạo phù hợp với vị trí và trách nhiệm của nhân viên mới không?
  • Đào tạo định kỳ hoặc sau sự cố có được tổ chức cập nhật tro chính sách và thủ tục không?

Để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu an ninh chuỗi cung ứng, việc sử dụng checklist CTPAT là rất quan trọng. ICERT GLOBAL cung cấp dịch vụ tư vấn giúp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo mật, đồng thời mở rộng cơ hội xuất khẩu. Hãy liên hệ với ICERT GLOBAL để nhận được sự hỗ trợ ngay hôm nay nhé!


Thông tin liên hệ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 296 170

Email: sales@icert.vn