Doanh nghiệp có cần thử nghiệm RoHS  cho các sản phẩm điện tử? Việc tuân thủ thử nghiệm RoHS không chỉ là yêu cầu pháp lý. Mà còn thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và sức khỏe người dùng. Thử nghiệm RoHS đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các thiết bị điện và điện tử an toàn, chất lượng và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về RoHS.

Thử nghiệm RoHS là gì?

Thử nghiêm RoHs là gì?
Thử nghiêm RoHs

Chỉ thị Hạn chế Các chất Nguy hiểm (RoHS) là một quy định bắt buộc được ban hành bởi Liên minh Châu Âu (EU) nhằm hạn chế việc sử dụng một số chất độc hại trong các thiết bị điện và điện tử. Chỉ thị EU 2011/65/EU (còn gọi là RoHS 2.0) đã thay thế Chỉ thị 2002/95/EC từ ngày 3 tháng 1 năm 2013. Theo quy định này, tất cả các thiết bị điện và điện tử được lưu hành tại thị trường châu Âu đều phải đáp ứng các yêu cầu của RoHS 2.0.

Để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất thích nghi và đảm bảo sản phẩm tuân thủ các quy định mới, EU đã thiết lập một giai đoạn chuyển tiếp với thời hạn cụ thể cho từng nhóm thiết bị như sau:

  • Từ ngày 22 tháng 7 năm 2014: Áp dụng cho thiết bị y tế và các công cụ giám sát, kiểm soát.
  • Từ ngày 22 tháng 7 năm 2016: Dành cho thiết bị y tế chẩn đoán in vitro.
  • Từ ngày 22 tháng 7 năm 2017: Áp dụng cho công cụ giám sát và điều khiển công nghiệp.
  • Từ ngày 22 tháng 7 năm 2019: Áp dụng cho tất cả các thiết bị điện và điện tử còn lại không nằm trong các danh mục đã nêu trên.

Các thiết bị được miễn trừ khỏi quy định RoHS bao gồm:

Các thiết bị được miễn trừ trong RoHS
Các chất được miễn trừ
  • Các hệ thống công nghiệp cố định có quy mô lớn hoặc các công trình lắp đặt cố định quy mô lớn.
  • Phương tiện vận chuyển người hoặc hàng hóa, ngoại trừ xe hai bánh chạy bằng điện chưa được phê duyệt kiểu dáng.
  • Máy móc di động ngoài đường bộ được thiết kế đặc biệt để phục vụ các mục đích chuyên dụng.
  • Các tấm năng lượng mặt trời.

Tại sao thử nghiệm RoHS quan trọng?

Tại sao thử nghiệm RoHS lại quan trọng của doanh nghiệp
Tại sao thử nghiệm RoHS lại quan trọng

Thử nghiệm RoHS giúp các doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm của họ tuân thủ các quy định của EU, từ đó:

  • Đảm bảo chất lượng và an toàn: Giảm thiểu rủi ro về sức khỏe cho người tiêu dùng và tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Mở rộng thị trường: Tuân thủ RoHS là điều kiện bắt buộc để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.
  • Nâng cao uy tín thương hiệu: Chứng minh cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng và trách nhiệm xã hội.

Danh mục các chất bị hạn chế và giới hạn tối đa theo RoHS

Danh mục các sản phẩm bị hạn chế và giới hạn
Danh mục các sản phẩm bị hạn chế và giới hạn trong RoHS

Danh mục các chất bị hạn chế trong RoHS đã được mở rộng vào ngày 4/6/2015 khi EU công bố bản sửa đổi (EU) 2015/863, bổ sung thêm bốn loại phthalate vào danh sách các chất hạn chế theo Chỉ thị 2011/65/EU (RoHS 2.0). Những quy định mới này chính thức có hiệu lực từ ngày 22/7/2019. Danh sách các chất bị hạn chế được tóm tắt chi tiết trong bảng dưới đây.

  1. Các chất bị hạn chế (Restricted Substances):

    • Cadmium (Cd): Giới hạn 100 mg/kg
    • Lead (Pb): Giới hạn 1000 mg/kg
    • Mercury (Hg): Giới hạn 1000 mg/kg
    • Chromium VI (Cr⁶⁺): Giới hạn 1000 mg/kg
    • Polybrominated Biphenyls (PBB): Giới hạn 1000 mg/kg
    • Polybrominated Diphenyl Ethers (PBDE): Giới hạn 1000 mg/kg
  2. Các chất mới (New Substances):

Danh mục các sản phẩm tuân thủ RoHS bao gồm:

Các sản phẩm cần chứng nhận RoHS
Các sản phẩm cần tuân thủ RoHS
  • Các thiết bị gia dụng cỡ lớn.
  • Các thiết bị gia dụng cỡ nhỏ.
  • Thiết bị truyền thông và công nghệ thông tin (CNTT).
  • Các thiết bị thường xuyên tiêu dùng.
  • Sản phẩm chiếu sáng và đèn.
  • Dụng cụ điện và điện tử.
  • Đồ chơi, thiết bị giải trí và các thiết bị thể thao.
  • Máy rút tiền tự động (ATM).
  • Các thiết bị y tế.
  • Thiết bị giám sát, kiểm tra và kiểm soát.
  • Tất cả các loại thiết bị điện và điện tử khác.

Quy trình thử nghiệm RoHS

Quy trình đạt chuẩn thử nghiệm
Quy trình thử nghiệm RoHS

1. Xác định sản phẩm và yêu cầu chứng nhận

Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm thuộc phạm vi RoHS, kiểm tra thành phần để đảm bảo không chứa các chất bị hạn chế như chì, thủy ngân, cadmium,…

2. Lựa chọn phòng thí nghiệm

Chọn phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế để kiểm tra sản phẩm và ký thỏa thuận hợp tác nhằm đảm bảo kết quả chính xác.

3. Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật

Tạo hồ sơ kỹ thuật bao gồm dữ liệu về thành phần, quy trình sản xuất và kết quả kiểm tra để xác minh sản phẩm tuân thủ RoHS.

4. Thử nghiệm sản phẩm

Gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để phân tích và xác định mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn RoHS.

5. Cấp chứng nhận

Dựa trên kết quả thử nghiệm, nếu đạt yêu cầu, sản phẩm sẽ được cấp chứng nhận RoHS. Nếu không, cần điều chỉnh và kiểm tra lại.

6. Đưa sản phẩm ra thị trường

Sử dụng chứng nhận RoHS để tăng uy tín thương hiệu, mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh.

logo-icert

ICERT GLOBAL – Đơn vị hỗ trợ thử nghiệm RoHS

ICERT GLOBAL là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ thử nghiệm RoHS. Cung cấp các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp về RoHS. Đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo Chỉ thị RoHS. ICERT GLOBAL cam kết thực hiện các quy trình kiểm tra chất lượng một cách chính xác và nhanh chóng. Chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đánh giá và xác nhận sản phẩm, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là khu vực Liên minh Châu Âu (EU). Hãy để ICERT GLOBAL là đối tác tin cậy giúp bạn đạt được sự tuân thủ quy định và nâng cao uy tín thương hiệu.

Xem thêm một số chứng nhận khác:

Tầm quan trọng và quy định của chứng nhận RoHS 

Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Đường dây nóng:  0988 296 170

Email:  sales@icert.vn