Nôi Dung Chính
Tiêu chuẩn HACCP là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Để khẳng định chất lượng và thu hút khách hàng mới, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm tới chứng nhận HACCP. Dịch vụ chứng nhận HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn là công cụ quản lý rủi ro -hỗ trợ đáp ứng các chuẩn mực của hệ thống sản xuất đối với tất cả các ngành thực phẩm. Chứng nhận HACCP là chìa khóa quan trọng cho doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế. Vậy HACCP có tầm quan trọng như thế nào? Hãy cùng ICERT GLOBAL tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tiêu chuẩn HACCP là gì?
HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System, được hiểu là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Tiêu chuẩn HACCP là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng trong an toàn thực phẩm. Dựa trên việc phân tích và kiểm soát các mối nguy, tới hạn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm của doanh nghiệp.
7 nguyên tắc của tiêu chuẩn HACCP về thực phẩm
Có 7 nguyên tắc áp dụng hệ thống HACCP (là những nguyên tắc cơ bản quyết định chất lượng bản kế hoạch HACCP và quá trình áp dụng nó tại doanh nghiệp)
Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy và xác định các biện pháp phòng ngừa
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CPP- Critical Control Point)
Các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được xác định và kiểm soát để loại bỏ những mối nguy. Có thể giảm xuống mức có thể chấp nhận được, không còn ở mức nguy hại.
Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn
Nguyên tắc 4: Thiết lập các thủ tục kiểm soát tới hạn
Xây dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm hoặc quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn
Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục
Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục xác minh, kiểm tra
Xác định các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động hiệu quả. Sau đó, kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi mang đến người tiêu dùng. Xác minh rằng mọi thứ đã làm theo đúng kế hoạch.
Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống lưu trữ hồ sơ
Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với những nguyên tắc trên và cách áp dụng chúng.
» Xem thêm: HACCP và ISO 22000 có điểm giống và khác nhau như thế nào?
12 bước triển khai tiêu chuẩn HACCP
♦ Bước 1: Thành lập đội cho tiêu chuẩn HACCP
Tập hợp đội ngũ có kiến thức về thực phẩm, quá trình sản xuất và HACCP. Chọn người đứng đầu nhóm và xác định vai trò của từng thành viên
♦ Bước 2: Mô tả sản phẩm
Thu thập đầy đủ thông tin về sản phẩm bao gồm: thành phần sản phẩm, cấu trúc vật lý / hoá học, quy trình sản xuất…
♦ Bước 3: Xác định mục đích sử dụng
Bằng việc xác định những thông tin này đội ngũ HACCP dự đoán những rủi ro liên quan đến nhóm người tiêu dùng.
♦ Bước 4 :Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất tiêu chuẩn HACCP
Tạo một sơ đồ chi tiết về quy trình sản xuất đầy đủ, rõ ràng các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
♦ Bước 5: Rà soát, đối chiếu kiểm tra lại sơ đồ quy trình
Đảm bảo sơ đồ quy trình phản ánh, thể hiện đúng đắn quá trình hoạt động của quy trình trong thực tế.
♦ Bước 6: Tiến hành phân tích rủi ro
Tiến hành nhận diện các rủi ro có thể xảy ra nhằm thiết lập các hành động khắc phục để giảm bớt mức độ ảnh hưởng các rủi ro đó
♦ Bước 7: Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CPP)
Chọn các bước quá trình sản xuất quan trọng nhất (CPP) mà việc kiểm soát mối nguy là cần thiết
♦ Bước 8: Thiết lập các giới hạn tới hạn
Đặt ra giới hạn quan trọng là những thông số cụ thể phải được tuân thủ để đảm bảo an toàn thực phẩm.
♦ Bước 9: Thiết lập hệ thống giám sát
Xây dựng biện pháp giám sát CCP để kiểm tra việc tuân thủ và đảm bảo an toàn thực phẩm
♦ Bước 10: Thiết lập các hành động khắc phục
Hành động khắc phục cần thiết lập để nhanh chóng phản ứng khi CCP vượt qua giới hạn cho phép.
♦ Bước 11: Thiết lập thủ tục kiểm tra hệ thống HACCP
Xây dựng các thủ tục kiểm tra tổng quan để đảm bảo hệ thống HACCP hoạt động hiệu quả
♦ Bước 12: Thiết lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu cho tiêu chuẩn HACCP
Lưu giữ hồ sơ giúp doanh nghiệp theo dõi quá trình HACCP và đảm bảo rằng mọi bước được thực hiện đầy đủ.
⇒Việc lưu trữ hồ sơ không chỉ giúp kiểm soát nội bộ mà còn là căn cứ để báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc đối tác kinh doanh khi cần.
» Xem thêm: OPRP là gì? So sánh giữa OPRP, PRP, CCP trong HACCP
Tiêu chuẩn HACCP áp dụng cho những doanh nghiệp nào?
Như những tiêu chuẩn khác, khi được thiết lập thì đều được tính toán kỹ lưỡng nhằm mục đích cụ thể và hướng đên các đối tượng riêng biệt. Về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HACCP sẽ được hướng đến áp dụng cho các doanh nghiệp sau:
- Các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm
- Các tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài bắt buộc phải áp dụng HACCP để đồng bộ với công ty mẹ.
- Các nhà cung cấp thực phẩm như: bệnh viện, nhà hàng, trường học, khách sạn,…
- Các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến thực phẩm.
Quyền lợi đặc biệt khi lựa chọn dịch vụ tư vấn tiêu chuẩn HACCP tại ICERT GLOBAL
- Giúp doanh nghiệp đạt được chứng nhận HACCP hợp pháp tại Việt Nam và có giá trị quốc tế trong thời gian nhanh nhất.
- ICERT sẽ tư vấn giúp doanh nghiệp giảm chi phí do sản phẩm hỏng và phải thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tư vấn giúp doanh nghiệp giảm chi phí do sản phẩm hỏng và phải thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Đội ngũ chuyên viên, chuyên gia tư vấn tận tình, giàu kinh nghiệm.
Xem thêm một số chứng nhận khác:
HACCP Certification là gì? Tầm quan trọng của Chứng nhận HACCP
Chứng nhận ISO 45001 – Hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp
CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL
Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Đường dây nóng: 0988 296 170
Email: sales@icert.vn