Việc đăng ký mã số xuất khẩu có phải là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Trung Quốc theo Lệnh 248 và 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC)? Quy định này nhằm thắt chặt quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường chất lượng cho hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc hoàn thiện vì thiếu một số thông tin. Bao gồm hồ sơ và đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt. Hiểu được điều đó, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký mã số xuất khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua các rào cản thủ tục.

GACC là gì?

GACC là gì?
GACC là gì?

GACC (General Administration of Customs of the People’s Republic of China) là tên gọi của Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Một cơ quan biên giới trọng yếu của đất nước. GACC đảm nhiệm các nhiệm vụ truyền thống của hải quan. Đồng thời thực hiện nhiều chức năng khác như kiểm tra an ninh biên giới. Kiểm dịch động thực vật và hàng hóa xuất nhập khẩu. Giám sát an toàn thực phẩm, cũng như kiểm định các sản phẩm tiêu dùng.

Các nhiệm vụ chính của GACC

Nhiệm vụ của GACC
Nhiệm vụ của GACC
  1. Quản lý và điều phối tại các cảng
    GACC chịu trách nhiệm tổ chức và kiểm soát hoạt động quản lý tại các cảng nhập khẩu và xuất khẩu.
  2. Kiểm soát hải quan
    Đảm bảo việc kiểm tra, giám sát và thông quan hàng hóa diễn ra đúng quy định.
  3. Phòng chống buôn lậu
    Ngăn chặn các hành vi vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp qua biên giới.
  4. Thống kê thương mại quốc gia
    Ghi nhận và tổng hợp dữ liệu liên quan đến hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.
  5. Định giá hải quan và thu thuế
    Xác định giá trị hàng hóa để áp thuế và thu ngân sách cho nhà nước.
  6. Kiểm tra an ninh tại các cửa khẩu xuất khẩu
    Đảm bảo an ninh tại các điểm xuất nhập cảnh nhằm bảo vệ quốc gia.
  7. Thực hiện kiểm dịch đối với động thực vật
    Áp dụng các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
  8. Giám sát an toàn các hàng hóa thực phẩm xuất nhập khẩu
    Đảm bảo thực phẩm qua biên giới đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn.
  9. Kiểm định sản phẩm tiêu dùng xuất nhập khẩu
    Đánh giá chất lượng và tính an toàn của các sản phẩm được giao thương qua biên giới.

Lệnh 248,249 khi đăng ký mã số xuất khẩu sang Trung Quốc với GACC

Lệnh 248,249 khi đăng ký mã số xuất khẩu
Lệnh 248,249 khi đăng ký mã số xuất khẩu sang Trung Quốc

Gần đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã ban hành hai quy định mới. Bao gồm Điều lệnh 248 và 249. Các điều lệnh này liên quan đến “Quy định về quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Trung Quốc” . Và Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đã được quy định”. Dưới đây là một số nội dung quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm bắt và cập nhật.

Các Trường Hợp Cần Đăng Ký Mã Số Xuất Khẩu Thực Phẩm, Nông Sản Sang Trung Quốc

Các trường hợp cần đăng ký mã số xuất khẩu
Các trường hợp cần đăng ký mã số xuất khẩu

Theo quy định tại Lệnh 248 và Lệnh 249, có 05 nhóm doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm, nông sản, mã số GACC khi xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm:

  1. Doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm: Xuất khẩu các sản phẩm vào thị trường Trung Quốc.
  2. Doanh nghiệp liên quan đến bảo quản thực phẩm trong kho lạnh: Đáp ứng các yêu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc.
  3. Doanh nghiệp bảo quản thực phẩm trong kho thường: Phục vụ các hoạt động xuất khẩu thực phẩm sang thị trường này.
  4. Doanh nghiệp thuộc danh mục 18 nhóm sản phẩm: Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2018 về Luật An toàn thực phẩm.
  5. Doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm, nông sản không qua cơ quan chức năng Việt Nam: Bao gồm các hoạt động xuất khẩu trực tiếp.

Phạm vi áp dụng đăng ký mã số xuất khẩu

Phạm vi đăng ký mã xuất khẩu
Phạm vi nên đăng ký mã số xuất khẩu

Lệnh 248 và Lệnh 249 quy định các nhóm thực phẩm sau đây cần đăng ký mã số trước khi xuất khẩu:

  1. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Bao gồm rau củ, ngũ cốc, và các sản phẩm chế biến từ thực vật.
  2. Thực phẩm có nguồn gốc động vật: Sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt, vỏ ruột, yến sào, sản phẩm từ tổ yến, sản phẩm từ ong, trứng, và các chế phẩm liên quan.
  3. Thực phẩm từ thủy hải sản: Các sản phẩm chế biến và tươi sống từ thủy hải sản.
  4. Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc và dầu thực vật: Gồm bột mì, thực phẩm làm từ ngũ cốc, mạch nha, và các sản phẩm xay sát.
  5. Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt và thực phẩm chức năng: Các sản phẩm chuyên dụng dành cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt hoặc chức năng hỗ trợ sức khỏe.

Doanh nghiệp gặp khó khăn nào khi đăng ký mã số xuất khẩu

Doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện đăng ký
Những khó khăn doanh nghiệp gặp trong quá trình đăng ký

Hiện nay, việc đẩy nhanh tiến độ đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩmnông sản theo Lệnh 248 và Lệnh 249. Để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc – một thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam – đang được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn trong quá trình đăng ký mã số GACC, mã số xuất khẩu, và mã số xuất khẩu Trung Quốc. Một số trở ngại chính gồm:

✔ Thời gian phê duyệt mã sản phẩm từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm. Thiếu sự thống nhất về quy trình và thời gian cấp mã số đăng ký cho doanh nghiệp.
✔ Tốc độ truy cập hệ thống trực tuyến bị hạn chế.
✔ Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Trung. Tạo rào cản đối với các doanh nghiệp chưa thông thạo ngôn ngữ này.
✔ Lỗi giao diện hệ thống. Yêu cầu bắt buộc sử dụng hệ điều hành Win 7. Vốn đã lỗi thời, gây khó khăn trong việc theo dõi và thực hiện.

Thủ tục đăng ký mã số xuất khẩu sang Trung Quốc GACC theo lệnh 248, 249

Thủ tục đăng ký mã số xuất khẩu
Thủ tục đăng ý theo lệnh 248,249

Bước 1: Doanh nghiệp xác định cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam để thực hiện việc đăng ký.

Bước 2: Doanh nghiệp nộp đầy đủ thông tin đăng ký cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá doanh nghiệp. Đồng thời đối chiếu và xác minh thông tin đã đăng ký.

Bước 4: Sau khi kiểm tra, cơ quan này gửi danh sách các doanh nghiệp kèm theo hồ sơ liên quan đến Hải quan Trung Quốc. Để thông qua kênh ngoại giao.

Bước 5: Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ xem xét hồ sơ. Đối chiếu thông tin và tiếp nhận đăng ký. Sau đó, mã số xuất khẩu sẽ được cấp. Và gửi lại cho cơ quan thẩm quyền hoặc doanh nghiệp tại Việt Nam.

Bước 6: Doanh nghiệp sử dụng mã số đã được cấp để in nhãn mác, bao bì sản phẩm theo yêu cầu.

Trường hợp doanh nghiệp tự đăng ký trực tuyến

Doanh nghiệp có thể đăng ký trực tiếp trên nền tảng trực tuyến của Hải quan Trung Quốc tại địa chỉ www.singlewindow.cn. Quá trình này bao gồm 7 bước và cần hoàn thành theo các yêu cầu cụ thể trên hệ thống.

Thời hạn hiệu lực mã số xuất khẩu

Mã số xuất khẩu có hiệu lực trong 5 năm. Ngày bắt đầu và kết thúc hiệu lực được xác định bởi Tổng cục Hải quan. Trước khi mã số hết hạn, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ gia hạn trong khoảng từ 3 đến 6 tháng. Nếu hồ sơ gia hạn được chấp thuận, mã số sẽ tiếp tục có hiệu lực thêm 5 năm nữa.

Hồ sơ đầy đủ đăng ký mã số xuất khẩu bao gồm:

Hồ sơ đăng ký mã số xuất khẩu
Hồ sơ đầy đủ đăng ký mã số

Các tài liệu cần chuẩn bị để đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm

  1. Thư giới thiệu từ cơ quan có thẩm quyền: Được cấp bởi cơ quan quản lý tại quốc gia hoặc khu vực nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  2. Danh sách doanh nghiệp và đơn đăng ký: Bao gồm thông tin chi tiết về công ty tham gia đăng ký mã số xuất khẩu.
  3. Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân: Chẳng hạn, giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia hoặc khu vực cấp.
  4. Xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền: Tuyên bố rằng doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu theo quy định của phía Trung Quốc.
  5. Báo cáo thẩm định: Đánh giá và phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia hoặc khu vực nơi doanh nghiệp hoạt động. Đảm bảo các tiêu chí an toàn và chất lượng thực phẩm.

Yêu cầu bổ sung từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc

Khi cần thiết, doanh nghiệp có thể được yêu cầu cung cấp thêm tài liệu liên quan đến hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh, và bảo vệ sức khỏe.

  • Bản vẽ mặt bằng nhà máy, phân xưởng và kho lạnh.
  • Sơ đồ quy trình sản xuất.

Các yêu cầu này nhằm đảm bảo rằng sản phẩm xuất khẩu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc.

ICERT GLOBAL đơn vị hỗ trợ đăng ký mã số xuất khẩu

  • Khi sử dụng dịch vụ của ICERT GLOBAL. Chúng tôi cam kết hỗ trợ bạn chuẩn bị hồ sơ một cách hiệu quả. Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật đề ra. Bạn sẽ không cần phải tự mình lo liệu các thủ tục giấy tờ phức tạp.
  • Dịch vụ đăng ký mã số xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc của ICERT GLOBAL giúp bạn tiết kiệm thời gian tối đa. Từ những bước chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn đến nhận kết quả. Tất cả đều được chúng tôi thực hiện nhanh chóng và chuyên nghiệp. Đảm bảo bạn không cần bận tâm về quy trình này.
  • ICERT GLOBAL cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện về đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm và nông sản sang Trung Quốc. Đáp ứng đầy đủ các quy định của Lệnh 248 và 249 từ GACC, Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Xem thêm một số chứng nhận khác:

Đăng ký mã số xuất khẩu sang Trung Quốc theo lệnh 248 249

Tư vấn lập báo cáo CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon)

Đào tạo phương pháp định lượng và lập báo cái kiểm kê khí nhà kính

Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Đường dây nóng:  0988 296 170

Email:  sales@icert.vn