Nôi Dung Chính
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt được chứng nhận có giá trị quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ về pháp lý cũng như đáp ứng yêu cầu khách hàng trong và ngoài nước.
YÊU CẦU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và hàng loạt hệ lụy đi kèm là những vấn đề mà toàn thế giới đang phải cùng nhau tìm cách giải quyết. Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài, nằm gần đường xích đạo nên chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất từ những vấn đề liên quan đến môi trường.
Tiêu chuẩn ISO 14001 được xây dựng bởi Ủy ban kỹ thuật TC 207 – Bộ phận được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Organization for Standardization) thành lập năm 1993. Bộ phận này chuyên xây dựng những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường.
Trong đó bao gồm tiêu chuẩn ISO 14001 – Tiêu chuẩn nằm trong Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về hệ quản lý môi trường. Thực chất tiêu chuẩn ISO 14001 đã được tổ chức ISO ban hành lần đầu tiên từ năm 1996. Mục đích của tiêu chuẩn này bài là tạo sự phát triển cân bằng từ 3 yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế.
Ba trụ cột này phát triển bền vững cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu của hiện tại được đáp ứng mà không gây ảnh hưởng đến việc thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ tương lai. Do đó tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam có mối liên hệ trực tiếp đến áp lực về các vấn đề liên quan đến môi trường.
TIẾN TRÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI
Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tình hình triển khai và đạt chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 cũng nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức.
Các phiên bản tiêu chuẩn
Như đã nêu, tiêu chuẩn ISO 14001 lần đầu tiên được ban hành vào năm 1996. Phiên bản đầu tiên được xây dựng sau khi Tổ chức ISO nhận thấy sự thành công khi triển khai tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng. Bản thân tiêu chuẩn ISO 9000 cũng là cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý sau này.
Năm 2004, Tổ chức ISO tiến hành sửa đổi một số nội dung trong tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường và cho ban hành phiên bản tiếp theo. Không dừng lại ở đó, phiên bản 2015 chính thức thay thế cho phiên bản 2004 vào ngày 14 tháng 9 năm 2015.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 chính là phiên bản mới nhất đang có hiệu lực thời điểm hiện tại. Tiêu chuẩn này áp dụng những cấu trúc về nội dung cũng như thông tin mới nhất để phù hợp với thời đại. Điển hình như cấu trúc cấp cao HLS cho phép tích hợp các hệ thống quản lý với nhau; chu trình PDCA giúp cải tiến liên tục hệ thống hay tư duy về vòng đời sản phẩm…
Áp dụng ISO 14001 trên thế giới
Chưa bàn đến tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam thì cũng đủ để ấn tượng với những con số mà tiêu chuẩn này đạt được. Tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ban hành đã nhanh chóng có mặt tại 138 quốc gia. Tính đến năm 2010 đã có hơn 140.000 doanh nghiệp, tổ chức đạt chứng chỉ ISO 14001.
Nguyên nhân tạo nên sự thành công trong việc mở rộng quy mô áp dụng ISO 14001 tại nhiều quốc gia trên thế giới với những nền kinh tế khác nhau, mức độ phát triển và đặc trưng văn hóa khác nhau nằm ở lợi ích với thực tế. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường với tính linh hoạt cao, cho phép áp dụng với mọi tổ chức không phân biệt về quy mô, loại hình.
Từ tập đoàn đa quốc gia cho đến những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đều có thể xác định mục tiêu môi trường để xây dựng nên hệ thống quản lý môi trường cho riêng mình. Thống kê cho thấy Nhật Bản là quốc gia sở hữu số lượng giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 nhiều nhất.
Theo sau đó là Trung Quốc và các quốc gia châu Âu. Điều này đã cho thấy sự phổ biến của tiêu chuẩn ISO 14001 ở phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 ảnh hưởng khá nhiều đến vị thế của tổ chức trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Ở nhiều nơi, tiêu chuẩn ISO 14001 còn tựa như giấy thông hành trong các buổi đấu thầu.
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI VIỆT NAM
Tiêu chuẩn ISO 14001 lần đầu tiên được cấp tại Việt Nam vào năm 1998 với chứng chỉ ISO 14001:1996. Tuy nhiên vào thời điểm này tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam chưa thực sự phổ biến. Nguyên nhân là do nền kinh tế nước ta vẫn còn ảm đạm.
Thời điểm bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường
Từ khi các công ty nước ngoài, công ty liên doanh với nước ngoài tiến vào Việt Nam thì yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 mới dần trở nên phổ biến hơn. Đặc biệt là khi hai quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất là Nhật Bản và Trung Quốc đều có số lượng doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này nhiều hàng đầu hiện nay.
Minh chứng thể hiện thông qua hàng loạt doanh nghiệp lớn như Honda, Yamaha, Panasonic, Canon… đều có xuất xứ từ Nhật Bản. Các doanh nghiệp này yêu cầu công ty con tại Việt Nam và xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001.
Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho tiêu chuẩn này tại Việt Nam trở nên phổ biến hơn hẳn, nhất là giai đoạn sau năm 2010. Số lượng tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tăng lên tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam cũng dần khởi sắc. Có thể nói các doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài chính là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường trong các tổ chức.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 hiện tại
Thời điểm hiện tại tiêu chuẩn ISO 14001 đang được áp dụng là phiên bản 2015. Từ sau năm 2010, chính phủ cũng như các tổ chức trong nước dần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường đối với nền kinh tế xã hội cũng như việc tạo dựng chiến lược kinh doanh của mình.
Các tổ chức thay vì được yêu cầu thực hiện thì đã tự áp dụng để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001. Hàng loạt doanh nghiệp với quy mô từ nhỏ cho đến lớn của nhiều lĩnh vực khác nhau đã và đang xây dựng hệ thống quản lý môi trường để vừa đảm bảo sự phát triển bền vững vừa đạt được vị thế trên trường quốc tế.
Thống kê cho thấy sau khoảng 10 năm kể từ khi có mặt lần đầu tại Việt Nam, chứng nhận ISO 14001 đã được cấp cho khoảng 6000 doanh nghiệp lớn nhỏ. Các tổ chức vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.
Hiện tại Việt Nam vẫn thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước trong việc áp dụng tiêu chuẩn nhằm nâng cao năng suất chất lượng. Chưa thống nhất được chính sách môi trường với chính sách phát triển chung của tổ chức, chưa thể kết hợp mục tiêu môi trường với mục tiêu phát triển chung của tổ chức.
Hơn nữa công tác đánh giá nội bộ – một trong những yêu cầu quan trọng nhất của tiêu chuẩn ISO 14001 thực hiện có hiệu quả chưa cao. Tất cả đều tạo thành khó khăn cho các tổ chức trong quá trình triển khai.
Ngày 13 tháng 5 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của những Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Theo đó tất cả tổ chức thuộc mọi lĩnh vực siêu phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 2015 trước ngày 01/01/2020.
TƯ VẤN CHỨNG NHẬN ISO 14001 2015 TẠI ICERT GLOBAL
- Miễn phí tư vấn dịch vụ 24/7. Hỗ trợ xác định, lựa chọn phạm vi chứng nhận phù hợp với doanh nghiệp.
- Chính sách chứng nhận tích hợp hệ thống linh hoạt, hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi, tích hợp hệ thống.
- Quy trình tư vấn, chứng nhận rõ ràng, chuyên nghiệp. Đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
- Chi phí tư vấn, chứng nhận phù hợp với từng quy mô doanh nghiệp, phạm vi chứng nhận. Rõ ràng, minh bạch và tuân thủ giao ước.
- Tư vấn tích hợp các hệ thống quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tùy vào đặc thù ngành nghề doanh nghiệp có thể đề xuất tích hợp các tiêu chuẩn hệ thống khác như: ISO 9001, ISO 22000, ISO 45001, ISO 50000,…
- Được làm việc với các chuyên gia hàng đầu về chất lượng trong và ngoài nước.
- Đối tác chứng nhận của ICERT GLOBAL là các tổ chức trong và ngoài nước uy tín, đạt công nhận quốc tế. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu pháp lý, các thỏa thuận thương mại quốc tế.
- Kinh nghiệm triển khai hệ thống tại nhiều doanh nghiệp, nhiều quy mô. Khách hàng của ICERT GLOBAL dù trong hay ngoài nước đều nhận được hỗ trợ tốt nhất.
Để cập nhật thêm về tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam mới nhất và hỗ trợ hoạt động tư vấn, xây dựng hệ thống đáp ứng các tiêu chuẩn. Hãy liên hệ với ICERT GLOBAL qua hotline 0911 498 855 để nhận được hỗ trợ và ưu đãi tốt nhất!
Tags: tiêu chuẩn môi trường