Nôi Dung Chính
Chứng nhận RBA (Responsible Business Alliance) là gì và làm thế nào để đạt được? Để có được chứng nhận này, doanh nghiệp cần đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt liên quan đến trách nhiệm xã hội, quản trị và môi trường trong chuỗi cung ứng. Vậy cụ thể, doanh nghiệp cần thực hiện những tiêu chí nào và quy trình để đạt chứng nhận này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các bước quan trọng để đạt được chứng nhận RBA. Hỗ trợ doanh nghiệp thành công trong việc nâng cao uy tín và trách nhiệm của mình.
Chứng nhận RBA
Khái niệm về RBA
RBA (Responsible Business Alliance) là một Bộ Quy Tắc Ứng Xử do Liên Minh Doanh Nghiệp Có Trách Nhiệm thiết lập. Trước đây, RBA được biết đến với tên gọi Bộ Quy Tắc EICC. Thuộc Liên minh các công ty điện tử (Electronic Industry Citizenship Coalition – EICC). Bộ quy tắc này đặt ra các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo môi trường làm việc trong ngành điện tử và các ngành liên quan luôn an toàn. Đồng thời, đảm bảo người lao động được đối xử bình đẳng, tôn trọng, và các hoạt động kinh doanh diễn ra có trách nhiệm với môi trường, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức.
RBA cũng được biết đến như một tổ chức phi lợi nhuận. Với mục tiêu thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và xây dựng một môi trường kinh doanh bền vững. Không chỉ đơn thuần là một tổ chức, RBA còn là một mạng lưới và cộng đồng doanh nghiệp. Để hợp tác cùng nhau để tạo ra những thay đổi tích cực. Qua đó, đảm bảo rằng chuỗi cung ứng toàn cầu tuân thủ các tiêu chuẩn cao về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.
Cơ chế của chứng nhận RBA
Để đạt chứng nhận theo Bộ Quy Tắc RBA và trở thành “Bên Tham Gia”. Doanh nghiệp cần cam kết ủng hộ và thực hiện Bộ Quy Tắc RBA. Họ phải nỗ lực theo đuổi việc tuân thủ các tiêu chuẩn đã được thiết lập trong Bộ Quy Tắc này. Kết hợp vào hệ thống điều hành của công ty. Các bên tham gia cần xem Bộ Quy Tắc RBA là sáng kiến toàn cầu trong chuỗi cung ứng. Và tối thiểu yêu cầu các nhà cung cấp chính ở các cấp tiếp theo cũng phải thừa nhận và thực hiện quy tắc này.
Điều quan trọng khi áp dụng Bộ Quy Tắc RBA là doanh nghiệp cần hiểu rằng tất cả các hoạt động của họ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý, các quy tắc và luật lệ của quốc gia nơi họ hoạt động. Bộ Quy Tắc RBA khuyến khích các bên tham gia thực hiện tốt hơn các yêu cầu pháp lý. Dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao trách nhiệm xã hội, môi trường và đạo đức kinh doanh.
Các quy định trong Bộ Quy Tắc RBA cũng được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế quan trọng. Bao gồm Tuyên Bố Các Nguyên Tắc Cơ Bản và Quyền tại Nơi Làm Việc của ILO và Tuyên Ngôn về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
Phân loại chứng nhận RBA
Chứng nhận Bạch kim (Platinum)
– Phải thực hiện đánh giá VAP (không phải đánh giá CMA/AMA).
– Tất cả các vấn đề không phù hợp, bao gồm: Ưu tiên (Priority), Lớn (Major) và Nhỏ (Minor), cần được khắc phục hợp lệ và gửi CAP trong RBA Online.
– Phải có đánh giá xác minh hoàn tất việc khắc phục các điểm không phù hợp VAP.
– Dành cho những nhà máy có chỉ số VAP ít nhất là 200.
Chứng nhận Vàng (Gold)
– Phải thực hiện đánh giá VAP (không phải đánh giá CMA/AMA).
– Tất cả các vấn đề không phù hợp, bao gồm: Ưu tiên (Priority), Lớn (Major), cần được khắc phục hợp lệ và gửi CAP trong RBA Online.
– Phải có đánh giá xác minh hoàn tất việc khắc phục các điểm không phù hợp VAP.
– Chỉ áp dụng cho các nhà máy đạt tối thiểu điểm VAP 180
Chứng nhận Bạc (Silver)
– Phải thực hiện đánh giá VAP (không phải đánh giá CMA/AMA).
– Tất cả các vấn đề không phù hợp từ: Ưu tiên (Priority) phải được khắc phục hợp lệ và gửi CAP trong RBA Online.
– Phải có đánh giá xác minh hoàn tất việc khắc phục các điểm không phù hợp VAP.
– Chỉ áp dụng cho các nhà máy đạt tối thiểu điểm VAP 180
Ai có thể làm chứng nhận RBA này
Lợi ích khi làm chứng nhận RBA
- Nâng cao điều kiện làm việc theo hướng an toàn, hiện đại và khoa học.
- Thắt chặt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, đảm bảo môi trường làm việc ổn định, giúp người lao động an tâm và gắn bó lâu dài.
- Thu hút nhân sự chất lượng cao, khuyến khích sự gắn bó lâu dài và giảm thiểu các rủi ro, tai nạn trong quá trình làm việc.
- Hạn chế tổn thất, thiệt hại do điều kiện lao động thiếu an toàn gây ra.
- Giảm tải các cuộc kiểm tra, đánh giá trùng lặp, không cần thiết.
- Được tiếp cận các khóa học và chương trình đào tạo do RBA tổ chức, với nhiều hình thức và ngôn ngữ khác nhau.
- Cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp hàng đầu qua hội thảo và sự kiện thường niên.
- Truy cập tài liệu, công cụ hỗ trợ như RBA-Online, các khóa học trực tuyến và chương trình đánh giá chuẩn hóa (VAP).
- Liên tục cập nhật thông tin quan trọng và dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong ngành.
- Tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và định hướng doanh nghiệp phát triển bền vững, toàn diện.
- Gia tăng uy tín doanh nghiệp đối với đối tác, khách hàng và các bên liên quan.
- Mở rộng cơ hội kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Vai trò và tầm quan trọng của chứng nhận RBA trong việc quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
Quy trình tư vấn để có chứng nhận
Nội dung | Vai trò đơn vị tư vấn | Trách nhiệm của tổ chức |
Chuẩn bị: Thành lập ban RBA |
– Cung cấp thông tin ban đầu về cách áp dụng RBA/IECC, xác định mức độ phù hợp của tổ chức với yêu cầu này.
– Đánh giá điểm mạnh, yếu của tổ chức và lập kế hoạch tiếp cận chi tiết. – Cung cấp danh sách tài liệu cần chuẩn bị và hướng dẫn các bước khởi động. |
– Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết để minh chứng năng lực.
– Thành lập đội ngũ chuyên trách thực hiện các tiêu chuẩn của RBA. – Phân bổ nhân sự phụ trách từng phần việc cụ thể. |
Khảo sát hiện trạng |
– Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, xác định trách nhiệm của từng bộ phận và thu thập thông tin hiện trạng.
– Phân tích những điểm đã đạt và chưa đạt để đưa ra các phương án cải tiến hợp lý. |
– Chỉ định đầu mối liên lạc chính và chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu.
– Cung cấp đầy đủ các tài liệu hỗ trợ cho quá trình khảo sát và phân tích. |
Đào tạo nhận thức về RBA |
– Tổ chức buổi đào tạo nhằm giải thích rõ các tiêu chuẩn và yêu cầu của RBA, kết hợp hướng dẫn thực tế để dễ dàng áp dụng. | – Chuẩn bị cơ sở vật chất như phòng học, thiết bị trình chiếu và đảm bảo sự tham gia đầy đủ của nhân sự liên quan.
|
Hỗ trợ xây dựng và biên soạn tài liệu |
– Cung cấp mẫu biểu tài liệu cần thiết và hướng dẫn cách biên soạn theo tiêu chuẩn. | – Phân công người chịu trách nhiệm hoàn thiện tài liệu, đồng thời tổ chức rà soát để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ. |
Hướng dẫn thực hiện hệ thống |
– Hỗ trợ cách sử dụng biểu mẫu, ghi chép hồ sơ và giải thích các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai. | – Tổ chức áp dụng và kiểm tra việc thực hiện đúng theo quy trình đã được hướng dẫn. |
Đào tạo đánh giá nội bộ |
– Tổ chức chương trình đào tạo đánh giá nội bộ, hướng dẫn cách lập kế hoạch và thực hiện các cuộc đánh giá hiệu quả. | – Bố trí nhân sự tham gia các buổi đào tạo và lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động đánh giá nội bộ. |
Hỗ trợ khắc phục điểm chưa phù hợp |
– Hướng dẫn xử lý các vấn đề chưa đạt yêu cầu qua email, điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp nếu cần. | – Thực hiện các hành động khắc phục để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu của RBA, đồng thời lưu trữ tài liệu liên quan để báo cáo. |
Chuẩn bị cho cuộc đánh chứng nhận |
– Tư vấn và hỗ trợ hoàn tất các tài liệu, hồ sơ cần thiết trước khi đánh giá chính thức. | – Đảm bảo tất cả nhân sự và tài liệu đều sẵn sàng để tham gia vào các cuộc đánh giá chứng nhận theo kế hoạch đã định. |
Tại sao chọn chúng tôi là đơn vị hỗ trợ làm chứng nhận RBA
Xem thêm một số chứng nhận khác:
Liên hệ để được tư vấn về dịch vụ
CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL
Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Đường dây nóng: 0988 296 170
Email: sales@icert.vn